Dù ăn nhiều, ăn no rồi, bạn vẫn thường có cảm giác thèm ăn, muốn ăn thêm. Đây chính là một trong những lý do gây tăng cân cũng như khiến bạn khó kiểm soát cân nặng. Chuyên gia Zhang Jiarong cho biết những nguyên nhân sau đây có thể là lý do khiến bạn ăn uống vô tội vạ.

Căng thẳng

Mức độ stress liên quan mật thiết đến vấn đề ăn uống và cân nặng. Một số người tìm đến ăn uống như một cách giải tỏa căng thẳng. Khi cơ thể căng thẳng, lượng hormone cortisol gia tăng, khiến bạn có xu hướng thèm ăn hơn bình thường. Lúc này, bạn dễ có xu hướng muốn ăn những món ngọt hoặc đồ chiên rán do chúng chứa tinh bột và đường, có thể nhanh chóng cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, cảm giác này thường không kéo dài lâu, khi đường huyết hạ bạn sẽ nhanh chóng thấy thèm ăn tiếp và trở nên mệt mỏi, uể oải.

How-do-you-fix-binge-eating-7941-1716952202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=i7J5v87TI5EzeFRn2NwPxQ

Khi căng thẳng, bạn dễ có xu hướng sa đà vào các món kém lành mạnh.

Chuyên gia gợi ý một trong những cách để kiểm soát sự căng thẳng cô đã thử là thở chánh niệm. Zhang Jiarong cũng gợi ý áp dụng chánh niệm trong ăn uống, đi lại hàng ngày đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thể chất.

Uống không đủ nước

Đói có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước, bởi khi đó năng lượng dự trữ khó được giải phóng, gây ra cảm giác đói, thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt - loại thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

089qdk1g-benefits-of-drinking-6474-4576-1716952202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=C6oKCMvg_og1hdWjUUEH7w

Thiếu nước có thể làm bạn nhầm lẫn giữa tín hiệu đói và khát.

Uống đủ lượng nước cơ thể cần sẽ giúp hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa hiệu quả hơn.

- Công thức tính lượng nước cần thiết theo cân nặng: Cân nặng (kg) x 0,033 = Lượng nước bạn cần (lít). Ví dụ, bạn nặng 50 kg, thì lượng nước bạn cần là 50 x 0,033 = 1,65 lít/ngày.

- Công thức tính lượng nước cần thiết theo hoạt động thể chất: Thời gian tập luyện (phút): 30 x 355 (ml) = lượng nước cần bổ sung thêm (ml). Ví dụ, bạn tập luyện trong 60 phút, lượng nước bạn cần thêm là 60 : 30 x 355 = 710 ml.

Ăn quá ít và không đủ dinh dưỡng

Chế độ ăn uống quá khắt khe, hà khắc về liều lượng không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể cần dẫn đến luôn thấy đói, thèm ăn. Việc thiếu hụt dinh dưỡng cũng khiến bạn gặp phải tình trạng tương tự, đặc biệt khi bạn cắt bỏ nhóm tinh bột đột ngột.

1609199570-5fea6fd2b9b17-food-2075-1716952202.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=FKN8oQSdV0O0wqJiu2LtgA

Ăn quá ít khi đến bữa hoặc áp dụng chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng cũng có thể khiến bạn luôn thấy thèm ăn.

Thiếu ngủ, thức khuya

Ngủ không đủ giấc, thức khuya dễ gây rối loạn hormone: giảm hormone báo no leptin và tăng hormone phát tín hiệu đói ghrelin. Sự thay đổi hormone này làm gia tăng cảm giác đói và khiến bạn có xu hướng thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm. Do đó, bạn dễ sa đà vào những món ăn vặt có lượng calo cao, làm gia tăng tình trạng tích mỡ, nhất là ở vùng bụng.

Duk Sun (Theo ETToday)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022