are-dark-circles-hereditary-1562-1711271688.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Fo1FMihuMiAtOe-9GaKFlA

Quầng thâm và vùng da mắt lão hóa thường khiến bạn trông già hơn tuổi thật. Ảnh: drchristopherzoumalan

Thức dậy vào buổi sáng, quầng thâm bọng mắt khiến bạn phải bôi nhiều lớp che khuyết điểm trước khi ra ngoài gặp gỡ mọi người. Nhưng không phải lúc nào cách này cũng hiệu quả, bạn cần hiểu đặc tính của từng loại quầng thâm để lựa chọn cách xử lý, điều trị.

1. Phân loại quầng thâm mắt

Theo bác sĩ da liễu Wu Yiru (Đài Bắc, Đài Loan), quầng thâm gồm ba loại sau:

- Quầng thâm sắc tố: Có màu nâu và gây ra bởi ma sát, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời...

- Quầng thâm mạch máu: Có màu tím xanh do dị ứng mũi hoặc máu lưu thông kém dẫn đến sưng tấy và sắc tố dưới mắt. Ngoài việc sử dụng che khuyết điểm, bổ sung vitamin phù hợp, cũng nên tìm cách cải thiện tình trạng dị ứng và giải quyết tận gốc nguyên nhân.

- Quầng thâm cấu trúc: Là quầng thâm do rãnh nước mắt hoặc bọng mắt, rất mờ và khó che phủ bằng mỹ phẩm, thường phải phẫu thuật vi phẫu hoặc phẫu thuật để cải thiện.

2. Bốn thành phần là 'thuốc diệt quầng thâm'

Wu Yiru cho biết muốn sử dụng mỹ phẩm để loại bỏ quầng thâm, trước tiên bạn phải chọn thành phần chăm sóc phù hợp, kết hợp các kỹ thuật massage nhằm thúc đẩy lưu thông máu quanh mắt, ngủ đủ giấc, tránh sử dụng mắt quá nhiều.

4 thành phần sau đây có tác dụng trị quầng thâm hiệu quả, bạn nên sử dụng thường xuyên và kiên trì.

- Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm quầng thâm và làm sáng sắc tố da.

- Vitamin K: Làm giảm sự giãn nở của mạch máu dưới da, từ đó hạn chế quầng thâm.

- Polyphenol trong trà: Chiết xuất trà xanh rất giàu polyphenol, có tác dụng chống viêm và làm se mạch máu, giảm quầng thâm, sưng tấy.

- Dầu mầm lúa mì: Rất giàu vitamin E và phức hợp vitamin B, dầu mầm lúa mì giúp cải thiện lưu thông máu và giảm quầng thâm.

Hà Nhi (Theo TVBS)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022