1. Bánh, kẹo ngọt

Khi ăn bánh ngọt, bánh quy hay các món ăn chứa nhiều đường, cơ thể phải sản xuất nhiều insulin hơn để xử lý lượng đường nạp vào. Lượng insulin tăng cao lâu dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và tăng lưu trữ mỡ vùng bụng.

2. Ngũ cốc tinh chế

2-7239-1688699021.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cqQLaGxWVWqKOg5IP_8hmQ

Ăn quá nhiều bánh mì có thể làm tăng đường huyết, gây khó tiêu.

Bánh mì trắng, mì ống... thuộc nhóm ngũ cốc tinh chế, hầu như không chứa chất xơ và có rất ít dinh dưỡng. Nhóm thực phẩm này cũng khiến lượng đường trong máu tăng nhanh, tăng tỷ lệ mỡ bụng.

3. Thịt đỏ

Thịt đỏ bao gồm tất cả các dạng thịt bò, lợn, cừu, bê, dê... Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhưng cũng có lượng chất béo bão hòa cao. Tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng mức cholesterol, tăng lưu trữ mỡ thừa và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4. Thực phẩm chiên, rán

3-4002-1688699021.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=z-MqP3It7_te345qsWZd7A

Thực phẩm chiên, rán không tốt cho sức khỏe nói chung.

Các món ăn chiên, rán thường được nấu trong dầu ở nhiệt độ cao, làm tăng lượng chất béo bão hòa, có thể dẫn đến tăng mỡ bụng.

5. Đồ uống có đường

Đồ uống có đường, có ga hay các loại nước tăng lực đều chứa hàm lượng đường lớn và calo rỗng, dễ gây tích tụ mỡ thừa vùng bụng.

6. Đồ uống có cồn

4-6646-1688699021.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4cRnTlg9OH_BDbZfCOUSYg

Đồ uống chứa cồn, có nhiều đường khiến mỡ bụng tích tụ nhanh.

Đồ uống có cồn chứa lượng calo cao, khiến cơ thể dễ tích tụ chất béo hơn. Tiêu thụ quá nhiều rượu cũng làm giảm quá trình trao đổi chất, khiến việc đốt cháy chất béo khó khăn hơn và mỡ bụng tích tụ nhiều hơn.

Vienne (Theo Boldsky)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022