anh-1-1736730155.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VQmo0gP6aLOD1Hb-fsVjQA

Lính cứu hỏa trong vụ cháy Franklin bước qua ánh đèn Giáng sinh tiến đến Đại học Pepperdine ở Malibu, California, ngày 10/12/2024. Ảnh: AP

Đèn Giáng sinh - vốn mang lại cảm giác yên bình và quen thuộc – trong một khung hình với đám cháy rừng dữ dội, nhiếp ảnh gia Jae C. Hong mô tả bức ảnh của mình. Đám cháy Franklin bùng phát hồi tháng 12/2024 gần các biệt thự ven biển của những người nổi tiếng, trang trại ngựa và Đại học Pepperdine.

Lệnh sơ tán và cảnh báo được gửi đến 20.000 cư dân Nam California khi 1.500 lính cứu hỏa được điều động ứng phó với đám cháy dai dẳng. Tính đến ngày 10/12/2024, ngọn lửa đã lan rộng hơn 1.133 ha.

Đám cháy đã thiêu rụi một phần Malibu, khu vực có khoảng 10.000 dân cư ở rìa phía tây Los Angeles, nổi tiếng về cảnh quan đẹp với những vách đá ven biển và bãi biển Zuma xuất hiện trong các bộ phim Hollywood.

Lính cứu hỏa trong vụ cháy Franklin bước qua ánh đèn Giáng sinh tiến đến Đại học Pepperdine ở Malibu, California, ngày 10/12/2024. Ảnh: AP

Đèn Giáng sinh - vốn mang lại cảm giác yên bình và quen thuộc – trong một khung hình với đám cháy rừng dữ dội, nhiếp ảnh gia Jae C. Hong mô tả bức ảnh của mình. Đám cháy Franklin bùng phát hồi tháng 12/2024 gần các biệt thự ven biển của những người nổi tiếng, trang trại ngựa và Đại học Pepperdine.

Lệnh sơ tán và cảnh báo được gửi đến 20.000 cư dân Nam California khi 1.500 lính cứu hỏa được điều động ứng phó với đám cháy dai dẳng. Tính đến ngày 10/12/2024, ngọn lửa đã lan rộng hơn 1.133 ha.

Đám cháy đã thiêu rụi một phần Malibu, khu vực có khoảng 10.000 dân cư ở rìa phía tây Los Angeles, nổi tiếng về cảnh quan đẹp với những vách đá ven biển và bãi biển Zuma xuất hiện trong các bộ phim Hollywood.

fire-Large-1736743511.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7zkBgGetEcq5uIX9O9Wttw

Ông Grant Douglas dừng lại trong khi sơ tán khỏi

đám cháy bùng phát trên đường cao tốc 36 gần Paynes Creek, Quận Tehama, California, ngày 26/7/2024. Ảnh: AP

Sức công phá của đám cháy và việc thiếu vùng đệm an toàn khiến nhiếp ảnh gia Noah Berger lo lắng khi chụp ảnh. "Ngay sau khi tôi chụp bức ảnh này, đám cháy đã lan rộng khắp hai bên đường với ngọn lửa cao hơn 100 feet và những cơn lốc cuốn theo tàn lửa thậm chí còn cao hơn thế", ông Berger tả lại.

California tiếp tục hứng chịu loạt vụ cháy bùng phát đầu năm 2025. Kể từ ngày 7/1, ba đám cháy Pacific Palisades, Eaton và Hurst cùng một số đám cháy nhỏ hơn đã hợp thành tam giác "bão lửa" có tổng diện tích hơn 11.600 hecta, làm hư hại hoặc thiêu rụi hoàn toàn hơn 10.000 công trình, khiến hơn 180.000 người phải sơ tán ở Los Angeles. Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả là đây là thảm họa cháy rừng "lan rộng nhanh và tàn khốc nhất lịch sử California".

Ông Grant Douglas dừng lại trong khi sơ tán khỏi

đám cháy bùng phát trên đường cao tốc 36 gần Paynes Creek, Quận Tehama, California, ngày 26/7/2024. Ảnh: AP

Sức công phá của đám cháy và việc thiếu vùng đệm an toàn khiến nhiếp ảnh gia Noah Berger lo lắng khi chụp ảnh. "Ngay sau khi tôi chụp bức ảnh này, đám cháy đã lan rộng khắp hai bên đường với ngọn lửa cao hơn 100 feet và những cơn lốc cuốn theo tàn lửa thậm chí còn cao hơn thế", ông Berger tả lại.

California tiếp tục hứng chịu loạt vụ cháy bùng phát đầu năm 2025. Kể từ ngày 7/1, ba đám cháy Pacific Palisades, Eaton và Hurst cùng một số đám cháy nhỏ hơn đã hợp thành tam giác "bão lửa" có tổng diện tích hơn 11.600 hecta, làm hư hại hoặc thiêu rụi hoàn toàn hơn 10.000 công trình, khiến hơn 180.000 người phải sơ tán ở Los Angeles. Tổng thống Mỹ Joe Biden mô tả là đây là thảm họa cháy rừng "lan rộng nhanh và tàn khốc nhất lịch sử California".

Thuyen-neo-dau-ben-bo-song-Rio-Amazonas-kho-can-o-Santarem-bang-Para-Brasi-8-10-2024-1736730877.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=NbGB3QstKRrdXzzGoyEO2w

Thuyền neo đậu bên bờ sông Rio Amazonas khô cạn ở Santarem, bang Para, Brazil, 8/10/2024. Ảnh: Reuters

Việc vận chuyển ngũ cốc của Hiệp hội Cảng biển Brazil Amport qua tuyến đường thủy Tapajos đã phải dừng lại do hạn hán nghiêm trọng tại miền bắc Brazil, khiến mực nước sông hạ thấp.

Tapajos, tuyến đường nối liền các vùng trung tâm và phía bắc của Brazil, là hành lang chính để vận chuyển ngũ cốc từ các vùng nông nghiệp trọng điểm ở các tiểu bang. Khu này còn gồm Mato Grosso, nơi sản xuất đậu nành hàng đầu của Brazil, đến các cảng ở khu vực Amazon.

Thuyền neo đậu bên bờ sông Rio Amazonas khô cạn ở Santarem, bang Para, Brazil, 8/10/2024. Ảnh: Reuters

Việc vận chuyển ngũ cốc của Hiệp hội Cảng biển Brazil Amport qua tuyến đường thủy Tapajos đã phải dừng lại do hạn hán nghiêm trọng tại miền bắc Brazil, khiến mực nước sông hạ thấp.

Tapajos, tuyến đường nối liền các vùng trung tâm và phía bắc của Brazil, là hành lang chính để vận chuyển ngũ cốc từ các vùng nông nghiệp trọng điểm ở các tiểu bang. Khu này còn gồm Mato Grosso, nơi sản xuất đậu nành hàng đầu của Brazil, đến các cảng ở khu vực Amazon.

gau-bac-cuc-1736758676.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5SJw__e2zDSsdyLeujzPjQ

Một chú gấu Bắc Cực đang cho con bú, ngày 7/8/2024, gần Churchill, Manitoba, Canada. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên toàn cầu làm băng tan với tốc độ đáng báo động, khiến môi trường sống của gấu Bắc Cực bị đe dọa. Chúng khó đi săn hơn, thiếu dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng khả năng sống sót và sinh sản. Thiếu dinh dưỡng khiến số con trong mỗi lứa mang thai giảm một nửa, dẫn đến quần thể loài này giảm sút.

Một chú gấu Bắc Cực đang cho con bú, ngày 7/8/2024, gần Churchill, Manitoba, Canada. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu và tình trạng nóng lên toàn cầu làm băng tan với tốc độ đáng báo động, khiến môi trường sống của gấu Bắc Cực bị đe dọa. Chúng khó đi săn hơn, thiếu dinh dưỡng dẫn đến ảnh hưởng khả năng sống sót và sinh sản. Thiếu dinh dưỡng khiến số con trong mỗi lứa mang thai giảm một nửa, dẫn đến quần thể loài này giảm sút.

Anh-4-1736731012.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yecUpFrARLpl5WXkpgHZ5w

Bà Margarita Salazar, 82 tuổi, dùng khăn lau mồ hôi giữa thời tiết nóng nực ở Veracruz, Mexico, 16/6/2024. Ảnh: AP

Những người ở tầng lớp nghèo khó không có nguồn lực để đối mặt với biến đổi khí hậu. Trong đợt nắng nóng gay gắt tại Mexico từ cuối tháng 5-6/2024, Bộ Y tế nước này ghi nhận ít nhất 125 ca tử vong, hơn 2.300 người khác bị say nắng, mất nước và cháy nắng.

Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang gây ra những tác động không cân xứng tới nhóm người dễ bị tổn thương trên thế giới.

Bà Margarita Salazar, 82 tuổi, dùng khăn lau mồ hôi giữa thời tiết nóng nực ở Veracruz, Mexico, 16/6/2024. Ảnh: AP

Những người ở tầng lớp nghèo khó không có nguồn lực để đối mặt với biến đổi khí hậu. Trong đợt nắng nóng gay gắt tại Mexico từ cuối tháng 5-6/2024, Bộ Y tế nước này ghi nhận ít nhất 125 ca tử vong, hơn 2.300 người khác bị say nắng, mất nước và cháy nắng.

Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu đang gây ra những tác động không cân xứng tới nhóm người dễ bị tổn thương trên thế giới.

Anh-5-1736743803.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=9J1EmqWOrK9McnkLVlj-KQ

Vận động viên Marta Kostyuk dùng đá làm mát giữa hiệp đấu tại giải quần vợt Mỹ mở rộng, ngày 28/8/2024, tại New York. Ảnh: AP

Các cầu thủ vừa phải tập trung vào trận đấu, vừa giữ mát cơ thể và cấp đủ nước. Mỹ đã trải qua một năm nóng nhất lịch sử trong năm ngoái. Các chuyên gia khí hậu cho biết năm 2024 có thể là mốc nóng nhất trên hành tinh trong 125.000 năm qua.

Vận động viên Marta Kostyuk dùng đá làm mát giữa hiệp đấu tại giải quần vợt Mỹ mở rộng, ngày 28/8/2024, tại New York. Ảnh: AP

Các cầu thủ vừa phải tập trung vào trận đấu, vừa giữ mát cơ thể và cấp đủ nước. Mỹ đã trải qua một năm nóng nhất lịch sử trong năm ngoái. Các chuyên gia khí hậu cho biết năm 2024 có thể là mốc nóng nhất trên hành tinh trong 125.000 năm qua.

india-1736743759.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wH2Vpdj8jFLR5-lkWTWeRg

Nhiều người ngủ giữa lòng sông Yamuna dưới cầu giữa ngày hè nóng nực ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 22/5/2024. Ảnh: Reuters

Đợt nắng nóng bất thường ở Ấn Độ vào mùa hè năm ngoái khiến hơn 100 ca tử vong và hơn 40.000 ca nghi ngờ say nắng, Reuters dẫn lời các nhà chức trách địa phương.

Hàng tỷ người trên khắp châu Á phải vật lộn với cái nóng khắc nghiệt mùa hè. Các nhà khoa học cho biết cái nóng trở nên tồi tệ hơn bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra, với nhiệt độ ở miền bắc nước này tăng vọt lên gần 50 độ C.

Bảo Bảo (theo AP, Reuters, Time)

Nhiều người ngủ giữa lòng sông Yamuna dưới cầu giữa ngày hè nóng nực ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 22/5/2024. Ảnh: Reuters

Đợt nắng nóng bất thường ở Ấn Độ vào mùa hè năm ngoái khiến hơn 100 ca tử vong và hơn 40.000 ca nghi ngờ say nắng, Reuters dẫn lời các nhà chức trách địa phương.

Hàng tỷ người trên khắp châu Á phải vật lộn với cái nóng khắc nghiệt mùa hè. Các nhà khoa học cho biết cái nóng trở nên tồi tệ hơn bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra, với nhiệt độ ở miền bắc nước này tăng vọt lên gần 50 độ C.

Bảo Bảo (theo AP, Reuters, Time)

bang-tan-1736743546.png?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IkX2_hZVVCC2QzKgQ7hfZQ

Băng tan ở tây Nam Cực (một phần của châu Nam Cực nằm ở phía Tây Bán cầu), ngày 10/2. Ảnh: Time/Jasper Doest

Năm 2024, hiện tượng El Nino đã làm tăng các dòng hải lưu ấm gần tây Nam Cực, đẩy nhanh quá trình tan băng bên dưới các thềm băng nổi, làm tăng nguy cơ nước biển dâng trên toàn cầu.

Băng tan ở tây Nam Cực (một phần của châu Nam Cực nằm ở phía Tây Bán cầu), ngày 10/2. Ảnh: Time/Jasper Doest

Năm 2024, hiện tượng El Nino đã làm tăng các dòng hải lưu ấm gần tây Nam Cực, đẩy nhanh quá trình tan băng bên dưới các thềm băng nổi, làm tăng nguy cơ nước biển dâng trên toàn cầu.

Theo công bố của Tổ chức Khí tượng Thế giới, nhiệt độ trung bình Trái đất năm 2024 vượt ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, mức cảnh báo của các nhà khoa học về nguy cơ khủng hoảng khí hậu.

Trong khi chuỗi kỷ lục về nhiệt độ trung bình của hành tinh được hiển thị bằng những con số, sự chống chịu của con người và các sinh vật giữa các đợt nóng gay gắt được các nhiếp ảnh gia ghi lại.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022