Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, lượng kiều hối chuyển về thành phố năm ngoái đạt 6,603 tỷ USD, giảm gần 6,7% so với 2021. Lý do giảm chủ yếu vì khó khăn kinh tế, lạm phát tăng cao tại nhiều nước do ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị.

Kiều hối chuyển về TP HCM tăng bình quân 7-10% mỗi năm những năm gần đây và thường phụ thuộc vào điều kiện kinh tế vĩ mô, tình hình của người lao động ở nước ngoài, các dịch vụ thu hút kiều hối... Hai năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tác động bởi các yếu tố địa chính trị, nhất là xung đột Nga - Ukraine đã tác động tới lượng kiều hối chuyển về TP HCM. Song kiều hối vẫn là điểm sáng khi chiếm khoảng 48% tổng thu ngân sách nội địa, 33% thu ngân sách của TP HCM.

USD-jpeg-8460-1674528678.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ei8HE4pu03pPPpGo2pXNQA

Giao dịch tại một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.

Bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu ngoại tệ từ xuất khẩu, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng giúp đảm bảo cung - cầu ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, cũng như giảm sức ép tăng tỷ giá của đồng bạc xanh.

10 năm trở lại đây dòng kiều hối về Việt Nam đều vượt 10 tỷ USD. Ngay thời điểm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh - năm 2021, kiều hối về Việt Nam vẫn đạt khoảng 12,5 tỷ USD. Trước đó, năm 2019 kiều hối về Việt Nam đạt 16,7 tỷ USD, năm 2018 là 16 tỷ USD, năm 2017 gần 14 tỷ USD...

Hiện chưa có dữ liệu chính thức, song theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD), dòng kiều hối tiếp tục chảy mạnh về Việt Nam và tăng khoảng 4,4% so với 2021.

Anh Minh

Tin mới

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022