Trong nhiều năm qua, chương trình "dựng lớp, xây trường" của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) đã mang lại giá trị cho học sinh vùng núi cao, nơi điều kiện học tập còn thiếu thốn. Hoạt động đem đến không gian học tập an toàn cho học sinh dân tộc thiểu số, hỗ trợ các gia đình khó khăn và chính quyền địa phương cải thiện hạ tầng giáo dục.

Đồng hành ngành giáo dục địa phương, Agribank đã quyên góp 4 tỷ đồng từ cán bộ và người lao động để sửa chữa và xây mới các phòng học cùng công trình phụ trợ tại các điểm trường trên vào đầu tháng 11. Nhà băng mong muốn hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.

Agribank trao tặng thêm 4 tỷ đồng cho các điểm trường khó khăn tại Yên Bái để phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân miền núi. Ngân hàng tiếp tục mục tiêu vun trồng mầm non tương lai của đất nước bằng cách đồng hành cùng ngành giáo dục.

Image-ExtractWord-0-Out-3177-1732763491.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oStM_UZsWn23u_e0gyOUPA

Ông Phạm Hồ Bắc, Phó chủ tịch Thường trực Công đoàn Agribank (áo xám, ở giữa) trao an sinh xã hội tại tỉnh Lào Cai Ảnh: Agribank

Đại diện Agribank bày tỏ sự đồng cảm trước những hậu quả thiên tai. Sau bão số 3, huyện Bảo Yên ở tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại lớn về người và tài sản, trong đó ngành giáo dục bị ảnh hưởng nặng nề. Thiên tai đã khiến huyện mất 62 nhân khẩu, 30 người bị thương và 30 người mất tích; hơn 4.100 ngôi nhà bị sập đổ; hàng trăm công trình hạ tầng bị tàn phá với tổng thiệt hại gần 650 tỷ đồng. Các trường trong huyện cũng bị hư hỏng, đẩy hàng nghìn học sinh vào cảnh "trường, lớp tạm".

Bà Đoàn Thị Hoài An, Phó phòng giáo dục và đào tạo huyện Bảo Yên cho biết, mưa lũ đã khiến huyện mất 26 học sinh, 8 em bị thương, 5 em mồ côi cha mẹ và hơn 5.000 học sinh bị ảnh hưởng. Trong huyện có 18 điểm trường bị ảnh hưởng do bão, 5 trường bị ngập lụt, 11 trường nguy cơ bị sạt lở và hai trường phải di dời. Dù Phòng giáo dục cố gắng hỗ trợ các trường để ổn định dạy và học nhưng số lượng cơ sở giáo dục bị thiệt hại lớn nên chưa thể khắc phục ngay.

Image-ExtractWord-1-Out-9580-1732763493.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5J5PM_UO5KnmRSEW0vMcPg

Agribank trao kinh phí xây dựng bếp ăn cho trường PTDT bán trú TH&THCS Tà Xi Láng và Trường PTDT bán trú THCS Lý Tự Trọng. Ảnh: Agribank

Trường Tiểu học và THCS Việt Tiến tại xã Việt Tiến nằm trong vùng sạt lở nghiêm trọng nhất của huyện. Theo thầy hiệu trưởng Hà Quang Trung, hiện tại nhà trường không thể tổ chức dạy học tại điểm trường do nguy cơ sạt lở đất. Học sinh đang phải học tạm tại nhà văn hóa thôn Việt Hải. Cũng gặp tình trạng tương tự là điểm trường thôn Chu Lìn I-KM28 thuộc Trường PTDT bán trú Tiểu học Trung Chải ở thị xã Sa Pa. Đường sá trơn trượt nguy hiểm mỗi khi mưa bão khiến học sinh và giáo viên phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hiệu trưởng Vi Thị Tú Uyên chia sẻ rằng cơ sở vật chất của điểm trường này nghèo nàn, với các phòng học được dựng lên bằng khung thép từ năm 2015 đã xuống cấp trầm trọng.

Nhiều điểm trường khác như PTDT bán trú THCS Nậm Mòn (xã Nậm Mòn, huyện Bắc Hà); Trường Mầm non và Tiểu học Mường Lum, Trường Tiểu học La Pan Tẩn (xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương) cũng chưa có phòng học chức năng và cơ sở vật chất xuống cấp.

Trường TH &THCS Tà Xi Láng nằm tại thôn Xá Nhù, Xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái có 463 học sinh từ khối lớp một đến lớp chín. Với hơn 60% là nội trú do đường xá xa xôi. Cùng với đó là Trường PTDT bán trú THCS Lý Tự Trọng tại bản Có Thái (xã Nậm Có), huyện Mù Cang Chải với gần 900 học sinh cũng cần sự hỗ trợ.

Thái Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022