Phơi khô quần áo là việc cần phải làm hàng ngày. Phương pháp phơi đúng cách không chỉ giúp quần áo khô nhanh mà còn có thể kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Tuy nhiên, nhiều người còn hiểu lầm về việc làm khô quần áo. Một số người phơi quần áo trong bóng râm để tránh bị bạc màu, tiết kiệm không gian. Hoặc đơn giản, có quan điểm cho rằng chỉ cần giặt sạch quần áo thì treo ở đâu không quan trọng. Nhưng cách làm này liệu có đúng?

Thực tế là quần áo được phơi trong bóng râm thường có mùi hôi. Nguyên nhân là do bị ẩm ướt lâu ngày sẽ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc… Ngoài việc có mùi khó chịu, việc mặc quần áo như vậy còn dễ khiến da bị nhiễm vi khuẩn và nấm, gây ra các triệu chứng như nổi mụn, ngứa và dị ứng da. Vi khuẩn, nấm mốc thậm chí có thể đi vào trong cơ thể qua việc hít thở, từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Vì vậy, tốt nhất là chúng ta không nên phơi quần áo trong bóng râm, cách tốt nhất là để quần áo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để ở nơi thoáng gió. Ánh nắng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc diệt vi khuẩn. Nếu bạn không tận dụng ánh nắng tự nhiên này mà chỉ phơi quần áo trong nhà hoặc nơi thiếu nắng thì tỉ lệ vi khuẩn sinh sôi sẽ tăng hơn rất nhiều. 

Nếu bạn gặp phải những tình huống như ngày mưa, điều kiện thông gió kém… thì có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây.

relax20160506-1732531182229-1732531183098807676199.jpg

Hình minh họa. Ảnh: Sohu

1. Giặt lại quần áo

Khi quần áo có mùi nghĩa là vi khuẩn và nấm đã phát triển. Kể cả sau khi phơi khô và phơi nắng vẫn sẽ có mùi hôi. Cách tốt nhất là giặt lại một lần nữa để loại bỏ vi khuẩn, nấm và mùi hôi.

Dồn một lượng lớn quần áo để giặt cùng một lúc, đặc biệt là những khi thời tiết thất thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến quần áo lâu khô. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến năng suất của máy giặt, giặt đồ với số lượng lớn sẽ khiến quần áo giặt không được sạch cũng như gây không ít khó khăn trong quá trình phơi khô. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên giặt đồ mỗi ngày và chia nhỏ với số lượng vừa phải để không làm ảnh hưởng đến chất lượng quần áo.

2. Phương pháp treo chữ V ngược

Nếu muốn quần áo khô nhanh, cách treo quần áo cũng rất quan trọng, tốt nhất bạn nên sử dụng "phương pháp treo hình chữ V ngược". Tức là bạn treo quần áo dài ở hai đầu móc và quần áo ngắn ở giữa, tạo thành hình chữ V ngược. Khi quần áo được xếp thành hình vòm sẽ có một khoảng trống ở giữa, không khí lưu thông qua đây có thể nhanh chóng lấy đi hơi ẩm.

photo2024-11-2513-56-59-1732531191541-1732531191828849695608.jpg

Hình minh họa. Ảnh: Aboluowang

3. Sấy khô bằng quạt điện

Sau khi áp dụng “phương pháp treo chữ V ngược”, bạn cũng có thể đặt quạt điện ở nơi phơi quần áo. Tăng cường đối lưu không khí, do đó đẩy nhanh quá trình sấy khô.

4. Thêm chất khử trùng khi giặt quần áo

Nguyên nhân khiến quần áo có mùi hôi chủ yếu là do vi khuẩn, nấm mốc. Khi giặt quần áo, chúng ta thêm một số chất khử trùng để khử trùng. Nó cũng có thể làm giảm khả năng gây mùi nếu quần áo không được sấy khô kịp thời.

5. Dùng máy sấy chuyên dụng

Hiện nay, các thiết bị gia dụng dần trở nên hiện đại. Quần áo đã giặt có thể cho trực tiếp vào máy sấy. Nó không chỉ có thể làm khô quần áo nhanh chóng mà còn có tác dụng khử trùng, không thua gì việc phơi dưới ánh nắng mặt trời.

6. Là quần áo

Là – ủi quần áo là một cách khử mùi, cho quần áo thơm mới đơn giản. Khi là quần áo theo phương pháp bình thường, quần áo sẽ có mùi mới đặc trưng khi vừa là, mùi khá dễ chịu. Hãy thêm vài giọt tinh dầu nguyên chất vào bình xịt, xịt vào quần áo trước khi ủi, giúp quần áo thơm mùi hương yêu thích, giúp bạn thư giãn và thêm năng lượng cho một ngày làm việc mới.

Thùy Anh (Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022