mam-cung-tat-nien-16115629118911603015173-crop-16115629396811464162686.jpg3 lễ cúng quan trọng trong tháng Chạp các gia đình không nên quên

Người xưa vẫn có câu "sống cái nhà, chết cái mồ" nên bên cạnh việc chuẩn bị dọn dẹp đón Tết cũng không quên sửa sang phần mộ của người thân. Tảo mộ cuối năm hay còn gọi là lễ Chạp vốn là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Đây là một trong những việc người còn sống thể hiện hiếu đạo, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Vào những ngày tháng Chạp, ở các khu nghĩa trang vô cùng đông đúc, nhộn nhịp người lui tới sửa sang, dọn dẹp phần mộ. Không chỉ người lớn, nhiều em nhỏ cũng được theo gia đình đến để biết những ngôi mộ của gia tiên và qua đó cũng để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.

tao-mo-cuoi-nam-16118157304521927887509.jpeg

Tảo mộ cuối năm là nét đẹp trong truyền thống của người Việt. Ảnh TL

Theo chuyên gia Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA., tảo mộ cuối năm thường các gia đình đi từ ngày 20 – 30 Tết. Hiện nay nhiều người mê tín còn xem ngày giờ tốt để đi tảo mộ là không đúng. Việc tạ mộ cuối năm không nhất thiết phải chọn giờ đẹp, quan trọng các gia đình chọn các ngày có thời tiết thuận lợi, sức khỏe cho phép và phù hợp với thời gian sắp xếp công việc.

Khi tạ mộ cuối năm, các gia đình sẽ dọn dẹp phần mộ cho sạch sẽ, quang đãng. Nếu là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, loại bỏ hết các loại cây cỏ mọc trùm lên phần mộ nhằm tránh cho chuột làm tổ. Sau đó, mọi người thực hiện làm lễ tạ mộ. Mọi người sau đó thành tâm mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Để thực hiện đúng cũng như đảm bảo sức khỏe, khi đi tạ mộ cuối năm, mọi người cần lưu ý những điều sau:

+ Cần sắp lễ vật ở miếu thần linh. Bởi ở nghĩa trang thường có nơi thờ thần linh, thổ địa riêng. Lễ vật tạ mộ nên sắm lễ hoa quả đơn giản gồm hương, nước, trầu cau, hoa, quả… Có thể dùng vàng mã, hoặc tùy vong linh mà dùng áo quần mã phù hợp cúng tiến nhưng không nên mua quá nhiều và lạm dụng đốt vàng mã. Điều quan trọng vẫn là sự thành tâm thể hiện lòng tưởng nhớ đến người đã khuất và hồi hướng công đức cho họ. Không phải lễ càng to, càng linh đình mới là tốt như nhiều người quan niệm.

+ Khi đi tạ mộ, mọi người cần lưu tâm đến tất cả các cụ trong dòng họ chứ không nên chỉ quan tâm đến các cụ gần đời mình như cha mẹ, ông bà… Ngoài ra, mọi người nên thắp hương các ngôi mộ ở bên cạnh những ngôi mộ người thân của mình, ngay cả những ngôi mộ vô chủ cũng nên thắp cho họ nén hương.

+ Thời gian đi tạ mộ không nên đi quá sớm lúc sương chưa tan hết hoặc quá chiều muộn âm khí nặng hơn không có lợi cho sức khỏe. Bởi dịp này, nhiều gia đình cũng dẫn con trẻ theo.

+ Khi đi tạ mộ không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác.

+ Sau khi đi tạ mộ về, mọi người nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các khí và âm khí bám vào người và quần áo……Thực tế những người có trường khí yếu, khi đi tạ mộ về cảm thấy không được khỏe.

Mặc dù tạ mộ cuối năm là điều tốt và ai cũng có thể tham gia, nhưng chuyên gia tâm linh cho rằng với một số người nên hạn chế đi vì nghĩa trang là nơi nhiều khí lạnh, vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt là bà bầu, người đang ốm yếu, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên cho đi vì những đối tượng này rất dễ bị nhiễm âm khí, phong hàn…

Hà My

xong-dat-dau-nam-16115466979991857130352-crop-1611546766913789046301.jpgNăm Tân Sửu 2021, những tuổi sau xông đất đầu năm sẽ mang lại may mắn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022