GĐXH – Khi trồng cây kỷ tử, không cần phải đợt khi quả chín, mà chỉ sau thời gian ngắn đã có rau ăn. Lá của chúng được ví như thuốc bổ bảo vệ gan, cải thiện thị lực.
Cúc tần Ấn Độ chống nắng cho ngôi nhà bằng ‘áo giáp xanh"
Cúc tần Ấn Độ là một loại cây xanh hiện nay được nhiều gia đình tìm mua, nhằm dùng các cây xanh để phần nào hạn chế nắng nóng. Trong không gian nhà, sự hiện diện của cây xanh kết nối con người với thiên nhiên đã tạo ra bầu không khí yên bình, ngôi nhà xanh mát. Những ngôi nhà hướng Tây - Tây Nam thường chịu bức xạ mặt trời mạnh, nóng bức kéo dài từ trưa đến chiều muộn nên căn nhà lúc nào cũng cảm giác nắng nóng.
Một trong những loại cây xanh mang ý nghĩa phong thủy và dễ trồng là cây cúc tần Ấn Độ. Anh Đặng Văn Dũng – chủ nhà vườn Xuân Xuân cho biết, cây còn được gọi với các tên khác như dây mành trúc, dây dọi tên… thuộc loại cây dây leo thân thảo, lá ít rụng và xanh quanh năm. Hoa cúc tần Ấn Độ nhỏ xinh mọc thành chùm xinh xắn, hoa có 5 cánh, dài khoảng 5 - 6mm trông rất đẹp nên ngày càng được nhiều người ưa thích.
Ưu điểm của loại cây này có lá luôn xanh quanh năm. Cây ưa nắng nóng, phát triển rất nhanh nên chỉ cần trồng và chăm tốt khoảng nửa năm sẽ tạo thành giàn rủ xuống, vừa có tác dụng giảm nhiệt, làm dịu mát nhà vừa làm đẹp cảnh quan. Giàn cây giống như lớp chắn điều hòa không khí, ngăn cản tia cực tím và nắng gay gắt mùa hè, nhất là cho những gia đình ở hướng Tây nắng chiếu nhiều.
Về góc độ phong thủy, các chuyên gia phong thủy cho biết, cây cúc tần Ấn Độ thể hiện cho sự bền bỉ, mạnh mẽ vượt mọi điều kiện khó khăn để vươn lên và phát triển xanh tươi. Cây tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ, tinh thần đoàn kết mang lại sức sống mới, may mắn. Một dây cúc tần đơn lẻ nhìn rất mỏng manh không có sự nổi bật, nhưng khi trồng nhiều lại tạo một vẻ đẹp gắn kết mạnh mẽ khác lạ.
Cách trồng và chăm sóc cây cúc tần Ấn Độ đơn giản
Theo chia sẻ của các chủ vườn, cúc tần Ấn Độ thuộc loại cây chịu nắng, nóng và chịu hạn tốt nên cũng dễ trồng. Mọi người có thể mua giống cây hoặc nhân giống cực đơn giản bằng cành. Chỉ cần vùi một cành trên thân cây xuống đất ẩm chỉ vài ngày sau cành đã mọc rễ mới, bạn bẻ cành đó đi trồng là đã có một cây cúc mới.
Cúc tần Ấn Độ dễ trồng và chăm sóc. Ảnh PT
Khi trồng cúc tần Ấn Độ để đẹp và tạo thành những lớp mành trang trí cho ngôi nhà xanh mát, mọi người lưu ý:
+ Cây buông rủ dài nên cần tạo giàn hoặc chỗ gác dựa cho cây để cây có thể tạo dáng đẹp.
+ Trồng cúc tần Ấn Độ nơi thông thoáng, nhiều nắng, gió… Đất trồng cây này không quá kén, kể cả các loại đất xấu, đất thịt hoặc pha cát… đều trồng được, nhưng nên mua các giá thể đất trồng để có chất dinh dưỡng tốt…
+ Dù cây chịu hạn tốt, nhưng để cây xanh cần tưới nước đều mỗi ngày do cây nhiều cành nhánh, nhiều lá. Bạn có thể tưới nước hàng ngày cho cây vào các buổi sáng.
+ Phân bón nên bổ sung khoảng 2 – 3 tháng/lần cho cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh mướt, nhiều cành nhánh. Bón bằng các loại phân hữu cơ, có thể trộn thêm 2g phân NPK (10-5-5) bón thêm cho cây để kích thích cây ra nhiều nhánh, rủ nhiều hơn và giúp lá cây luôn giữ được màu xanh, tránh úa vàng.
Nhiều gia đình giờ trồng cúc tần Ấn Độ trên sân thượng, ban công để tạo các giàn che mát cho ngôi nhà và làm đẹp. Ảnh PT
GĐXH – Ví tiền tượng trưng cho tài lộc, của cải của mỗi người sử dụng. Tuy nhiên theo chuyên gia phong thủy, nhiều người có thói quen để trong ví vật tưởng nhỏ nhặt này nhưng đấy là điều dễ khiến tiền tiêu hao, thất thoát.
GĐXH – Hoa đu đủ đực vẫn được nhiều người sử dụng. Thế nhưng nhiều người vẫn chỉ sử dụng như uống trà. Chế biến theo cách này vừa không đắng vừa bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo.