Đảo bếp là gì?

Đảo bếp còn được gọi là bếp đảo hay bàn đảo. Đảo bếp có tác dụng giúp cho người sử dụng nấu ăn làm việc ở mọi hướng, đảo bếp cũng là điểm nhấn trong trang trí không gian nhà bếp và tạo thêm không gian làm việc cho người sử dụng khi nấu ăn.

Ngày nay, trong thiết kế không gian nội thất phòng bếp, nhiều kiến trúc sư và gia đình trẻ thích đưa đảo bếp vào sử dụng linh hoạt hơn. Nó có thể biến tấu công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi gia chủ, để thuận tiện cho việc chuẩn bị các thực phẩm sẵn sàng khi nấu và là nơi trang trí những món ăn sau khi được nấu xong.

Một đảo bếp có thể được thiết kế tiện nghi và thiết thực hơn khi tại đây, các gia đình có thể bố trí thêm một bồn rửa để thuận tiện cho việc xử lý rau củ quả trong quá trình soạn thực phẩm. Phía trong đảo bếp còn là nơi cất đồ lý tưởng cho những vật dụng nhà bếp như chén bát, xoong nồi,... mà chưa cần sử dụng tới.

photo-1-16155352823461505848928.jpg

Theo kiến trúc sư Kiên Đoàn (hiện đang là chủ của một công ty thiết kế nội thất lớn tại Hà Nội) chia sẻ, đảo bếp hiện tại là một thiết kế tiện lợi và bắt đầu phát triển mạnh trong thiết kế nhà bếp của các gia đình Việt Nam.

Mẫu đảo bếp thiết kế bếp nấu kèm

Đảo bếp thiết kế bếp nấu kèm đang có hai xu hướng. Kiểu dạng bar ngăn cách giữa bếp với không gian phòng khách thường được sử dụng tại các căn hộ hộ chung cư. Loại thứ hai là làm hẳn tủ quay lưng về phía bếp và thả vào giữa không gian phòng ăn.

Loại 1: Dạng bar ngăn cách giữa bếp với không gian phòng khách, thường được sử dụng tại các căn hộ hộ chung cư

Ví dụ:

Một mẫu bếp chữ L có thể được kiến trúc sư và gia chủ thiết kế thêm một bar ra phía tiếp giáp với phòng khách để tạo cảm giác người đứng nấu ăn và người đang sinh hoạt tại phòng khách có sự ngăn cách với nhau.

Cách làm này chủ yếu để tạo không gian riêng tư, không tiếp xúc giữa người sinh hoạt ở phòng khách và người nấu ăn ở phòng bếp.

Một số mẫu thiết kế đảo bếp này cho bạn tham khảo:

photo-1-16155352850671078552014.jpg

Ảnh minh họa.

photo-2-1615535285083293953810.jpg

Ảnh minh họa.

photo-3-1615535285104165601871.jpg

Ảnh minh họa.

Loại 2: Làm hẳn tủ quay lưng về phía bếp và thả vào giữa không gian phòng ăn.

Loại đảo bếp này có thể cách bếp khoảng 1m.

Lý do lựa chọn thiết kế như vậy là vì khi gia chủ sử dụng đảo bếp kiểu này sẽ có sự linh hoạt, tiện lợi cho việc nấu nướng. Người đứng ở đằng sau và người đứng ở đằng trước đều có thể thao tác được.

Thử hình dung, người vợ có thể đứng bên này của đảo bếp, chồng có thể đứng bên kia thái rau, chặt thức ăn rồi có thể thả luôn vào chảo mà người vợ đang nấu. Cách thiết kế như thế mang tới tính tiện lợi và công năng linh hoạt trong sinh hoạt gia đình, nấu nướng khi có khách tới chơi.

Một số mẫu thiết kế đảo bếp này cho bạn tham khảo:

photo-4-1615535285127797509761.jpg

Ảnh minh họa.

photo-5-16155352851521578724390.jpg

Ảnh minh họa.

photo-6-16155352851561128387143.jpg

Ảnh minh họa.

photo-7-161553528515879462836.jpg

Ảnh minh họa.

Cả hai cách thiết kế này đều được người nước ngoài ứng dụng từ rất lâu vì họ rất đề cao tính tiện lợi trong nội thất và không gian sống.

Ngược lại, đối với người Việt Nam, tâm lý truyền thống thích thiết kế bếp phải tựa vào một điểm chắc chắn. Đó có thể là tường,... khiến mô hình này giờ mới đang phát triển hơn trong thiết kế nhà và chủ yếu là được các gia đình trẻ ưa chuộng.

Loại 3: Mẫu đảo bếp có thiết kế riêng bếp và kết hợp đảo với bồn rửa

Đây cũng là một xu hướng đang được nhiều người lựa chọn trong việc thiết kế phòng bếp hiện nay.

Bởi theo kiến trúc sư Kiên Đoàn, đảo bếp nếu có bếp sẽ thường sẽ phải lắp đi kèm với hút mùi treo. Nhiều gia đình lại không thích sử dụng hút mùi treo vì trông khá vướng vì kích thước nó to và chiếm nhiều diện tích.

Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm hút mùi cho phép hút ngay trên mặt bàn nhưng sản phẩm này lại hơi khó ứng dụng trong những căn hộ chung cư vì bắt buộc phải cải tạo và lắp chúng ngay từ đầu.

Chính vì thế, nhiều gia đình hiện nay sẽ có xu hướng sử dụng kết hợp bếp chính với bồn rửa bát đũa. Còn lại đảo bếp (hay còn được gọi là bàn soạn trong trường hợp này) sẽ đi kèm với bồn rửa rau củ quả.

Mô hình thiết kế này cũng đang rất hợp lý với nhiều căn bếp của Việt Nam và được ứng dụng trong rất nhiều mẫu thiết kế.

Tính ứng dụng và linh hoạt của thiết kế này thể hiện nhiều ở việc khi nấu nướng phần bếp để bồn rửa bát đĩa xoong nồi bẩn sẽ cùng vị trí, mặt phẳng của bếp.

Còn khi quay người sang bên này, nó sẽ là bàn soạn thực phẩm đã nấu, là nơi trang trí những món ăn sau khi được nấu xong và có thể dùng để gọt các loại rau củ quả tráng miệng. Lúc này, đây chính là bồn rửa sạch.

Mẫu thiết kế này rất tiện lợi với những gia đình có thiết kế bếp diện tích lớn theo chiều ngang. Nhưng sẽ có một nhược điểm nếu gia đình nào sở hữu phòng bếp chật, nhưng vẫn muốn cố nhồi nhét kiểu thiết kế đảo bếp này thì sẽ vướng và rối mắt.

Một số mẫu thiết kế đảo bếp này cho bạn tham khảo:

photo-8-16155352851721700530470.jpg

Ảnh minh họa.

photo-9-16155352851751546409684.jpg

Ảnh minh họa.

photo-10-16155352851811565766629.jpg

Ảnh minh họa.

Chi phí thi công

Đối với cả ba mẫu thiết kế đảo bếp được kiến trúc sư gợi ý trên đây nếu so với kiểu truyền thống, chi phí không chênh lệch nhiều. Giá đảo bếp vẫn sẽ tính theo bếp dài của tủ bếp.

Ví dụ: Tủ bếp dài 3m - 3,5m thì đảo bếp sẽ dài thêm khoảng 1m và tính chi phí tương đương.

photo-11-1615535285184786382526.jpg

Theo Nhịp Sống Việt

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022