Đề xuất của Kengo Kuma nhằm mục đích tái tạo quảng trường công cộng, một trung tâm thành phố được bao phủ bởi một giàn che bằng kính mỏng với mục tiêu tạo ra trục đô thị kết nối nằm trong hệ thống giao thông của khu vực.
Hệ mái bằng kính mỏng với cấu trục đặc biệt không trụ đỡ. Photo: Kengo Kuma & AssociatesKengo Kuma & Associates vừa được trao giải nhì trong cuộc thi kiến trúc thiết kế mở rộng và cải tạo Bảo tàng Ai Cập ở Torino, Italia. Bảo tàng đã phục vụ trong nhiều thập kỷ và là không gian đô thị chính ở Turin, nhưng các khu vực công cộng bị đóng cửa với người dân của thành phố. Đề xuất của Kengo Kuma nhằm mục đích tái tạo quảng trường công cộng, một trung tâm thành phố được bao phủ bởi một giàn che bằng kính mỏng. Được thành lập vào năm 1824 và là bảo tàng lâu đời nhất về văn hóa Ai Cập cổ đại, Bảo tàng Ai Cập ở Torino đã tổ chức một cuộc thi vào đầu năm nay và nhận được các tác phẩm của Pininfarina Architecture, Carlo Ratti Associati và Snøhetta. Dự án chiến thắng của OMA / David Gianotten và Andreas Karavanas sẽ biến bảo tàng thành một không gian văn hóa, tạo ra một sân trong có mái che và một loạt các khoảng không đô thị được kết nối trong khu định cư hiện hữu.
Hệ mái lấy ý tưởng thiết kế từ mô hình cấu trúc của Miura Ori. Photo: Kengo Kuma & AssociatesMục tiêu của thiết kế mái trong đề xuất của Kengo Kuma là tái tạo lại kiểu phòng trưng bày có mái che theo phong cách hiện đại trong khi vẫn duy trì tính liên tục của nó. Hệ mái lấy ý tưởng thiết kế từ mô hình cấu trúc của Miura Ori, một phương pháp gấp các bề mặt phẳng thành một diện tích nhỏ hơn. Hệ mái mới có thể bao phủ hoàn toàn sân trong mà không cần bất kỳ giá đỡ nào nhờ vào hoạt động cơ học của mái với các nếp gấp.
Kiến trúc của mái nhà bằng kính tạo ra một không gian tự do có thể thích ứng, mang đến sự liên tục. Hơn nữa, nó còn giới thiệu một mạng lưới các không gian công cộng và không gian dành cho người đi bộ được kết nối trực tiếp với bảo tàng. Mục đích chính của sân mới là thiết lập một liên kết với mạng lưới cổng và lối đi có mái che trong thành phố, thiết lập một trục đô thị mới nằm trong hệ thống giao thông mềm.
Mục tiêu của khoảng sân thiết lập một trục đô thị mới nằm trong hệ thống giao thông mềm. Photo: Kengo Kuma & AssociatesThiết kế sân trưng bày khu vườn Ai Cập nổi tiếng là tâm điểm của khu vực. Đề án củng cố sự hiện diện của khu vườn Ai Cập bằng cách tái sử dụng hai khoảng trống hiện có, hiện đang bị chiếm giữ bởi giếng trời, mỗi khoảng trống ở mỗi bên sân trong và tích hợp chúng vào hệ thống lưu thông và lối vào tầng hầm. Với khu vườn mới được hình thành, hiện có thêm hai không gian diễn thuyết (amphitheater), được thiết lập như một địa điểm cho những cuộc gặp gỡ gần gũi với thiên nhiên và tìm hiểu về văn hóa Ai Cập.
Mô hình thể hiện không gian mới của Bảo tàng Ai Cập. Photo: Kengo Kuma & AssociatesLối vào tầng hầm sử dụng ánh sáng để hướng dẫn khách tham quan triển lãm, mang đến một cảm giác của sự khám phá. Việc sử dụng ánh sáng và bóng tối, ám chỉ nghệ thuật biểu tượng của Ai Cập, kết nối sân trong với triển lãm mới ở tầng hầm, khiến du khách đắm chìm hoàn toàn vào khung cảnh xung quanh. Cuối cùng, du khách sẽ bước vào phòng trưng bày bằng đá ở tầng dưới, là nơi trưng bày các hiện vật trong bộ sưu tập di sản Ai Cập, theo sau là phòng đa phương tiện mới.
Không gian trưng bày hiện vật ở tầng hầm. Photo: Kengo Kuma & AssociatesKengo Kuma và Associates được thành lập vào năm 1954 và kể từ đó đã tập trung vào việc tạo ra các kiến trúc mở rộng mối quan hệ giữa tự nhiên, công nghệ và con người. Studio gần đây đã đề xuất một hoạch định cho Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia ở Athens, Hy Lạp. Vào năm 2022, văn phòng Nhật Bản này đã công bố thiết kế tòa tháp dân cư đầu tiên của họ trên bờ biển Miami, Hoa Kỳ.
Biên dịch: Anh Tuấn | Nguồn: Archdaily