Hoàng Tú Anh là 1 bà mẹ 2 con hiện đang sinh sống tại Úc. Bà mẹ này đang sở hữu 1 mảnh vườn rộng 2000m2, nhưng khi bắt đầu "khởi nghiệp" làm nông kiểu organic, cô thú nhận trồng cây gì cũng chết.

Sau đó, bà mẹ này đã mất 1 thời gian để thất bại và mày mò tìm ra phương pháp làm nông mang lại hiệu quả bất ngờ. Thậm chí nhiều sản phẩm nông nghiệp sau này thu hoạch còn to vượt cả ngoài mong đợi, đến mức ai cũng phải ngạc nhiên thốt lên: "Cô chủ thì nhỏ mà cây thì bự quá".

Việc làm vườn hữu cơ đã khiến Tú Anh thực sự vỡ òa hạnh phúc khi nhận được những sản phẩm tạo ra từ đôi bàn tay với sự ban ân của nguồn nguyên liệu tạo hóa. Cô cảm thấy được vẻ long lanh trong đôi mắt người qua đường khi đậu xe vào tận nhà cám ơn vì được tặng rau quả miễn phí. Năng lượng của bà mẹ này trong chính khu vườn của mình lúc nào cũng rất tích cực, tươi vui.

base64-16312905026552034229825.png

Khu vườn hiện tại của gia đình Tú Anh cung cấp nhiều hoa quả, rau củ theo mùa, thậm chí ăn không hết nên mang tặng bớt bởi cây gì trồng cũng to hơn bình thường. Củ dền, cải, dưa hấu, lá bạc hà... đều có kích thước siêu to.

Khi nhiều người thắc mắc làm thế nào để có vườn rau xanh tốt và mỡ màng như thế. Tú Anh chia sẻ: "Cái này không tính điều kiện thời tiết thổ nhưỡng vì mình sống vùng Tây Úc giờ nắng nhiều nhất nhì thế giới và cũng đủ thứ sâu bọ động vật xung quanh. Mùa hè thì tiền nước tưới cây cực kì tốn. Nhưng có một số kinh nghiệm mình đã rút ra trong quá trình trồng và quan sát tại sao trồng bằng giống thông thường nhưng rau củ lại to và tươi tốt như vậy".

Và kinh nghiệm này được Tú Anh chia sẻ như sau:

1. Trồng xen canh

- Ban đầu mình trồng xen canh ban đầu là để tránh sâu bọ thuận theo phương pháp tự nhiên. Trồng cúc vạn thọ và một số loại cúc trong mỗi garden bed để xua đuổi côn trùng. Kết hợp trồng rau với húng quế và cây gia vị. Vì côn trùng, sâu bọ không thích mấy thứ này.

- Sau dần phát hiện trồng xen canh còn tăng mùi vị, ánh sáng và chất dinh dưỡng cho các loại rau. Mình trồng 1 luống rau cải riêng, dễ bị sâu xanh, cải dày nhổ ăn không hết sẽ chen chúc nhau mọc còi cọc. Số cây cải được đem ra trồng luống riêng với súp lơ, thì là, ớt thì xanh tốt và lớn không ngờ. Cây cải trong hình cao hơn cả người mình, chắc phải gần 2m.

- Cà chua trồng chung với cà rốt, dưa leo, ớt chuông giúp quả sai và tăng hương vị.

base64-16312905101381006947831.png
base64-16312905203771390035037.png

- Các loại cải hạn chế trồng chung vì dễ lây lan sâu bệnh. Nhất là bắp cải là loài mà sâu xanh rất thích ăn. Để hạn chế sâu bệnh thì trồng chung cải với hành tây và củ cải trắng.

- Dưa hấu trồng cạnh dưa gang và chung luống với ớt chuông. Cả hai loài dưa và ớt chuông trổ trái hái không kịp.

- Xà lách là loại ít sâu nên có thể trồng riêng luống. Nhưng khi trồng xen với các loại cây có củ thì tận dụng tốt được không gian và ánh sáng và chất dinh dưỡng. Xà lách trồng cạnh hành lá cũng gia tăng hương vị.

base64-1631290527169492505673.png

2. Chú trọng dinh dưỡng trong đất

- Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong đất rất quan trọng. Mình trồng đã mấy mùa nhưng chỉ đổ đất một lần là đất hữu cơ trộn phân gia cầm đã hoai mục. Mỗi lần hết đợt rau thì cho nghỉ một đôi tuần đảo đất, thêm nền dinh dưỡng rồi trồng tiếp. Trong chu trình phát triển của cây mình không bón gì thêm ngoài nước thải từ trùn (vào mùa hè).

base64-16312905398671647673555.pngbase64-16312905398881832455898.png
base64-16312905399121744302148.pngbase64-16312905399461517068346.png

Có thể nói việc xen canh là kinh nghiệm của nông dân bao đời này, nhưng từ kinh nghiệm thực tế của 1 người làm vườn vốn ban đầu hoàn toàn nghiệp dư như Tú Anh thì lại là câu chuyện khác vì cách xen canh như thế nào cho hợp lý và hiệu quả cần tự tay mình làm mới hiểu.

Việc bón phân vào lúc nào, dùng phân gì cũng đã được cô chia sẻ, nhưng phân trùn quế đã mang lại dưỡng chất cho đất rất tốt.

Như Tú Anh đã từng chia sẻ thì hồi đầu do chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật nên Tú Anh trồng cây gì cũng… chết. Phải đến khi cô nghiên cứu tập tính từng cây, rồi ủ phân từ rác thải nhà bếp, nuôi farm trùn để làm phân bón cây thì mới nhận được quả ngọt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022