Việc trưng bày công cộng động vật nuôi nhốt luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Làm thế nào để bạn cân bằng nghĩa vụ đạo đức để tạo ra chính xác bức chân dung của môi trường sống tự nhiên của các loài thú với các nhu cầu cần thiết để đáp ứng đòi hỏi cơ bản về giải trí của du khách - trong khi phải đúng như lý tưởng tạo ra cấu trúc ngoạn mục thu nhỏ vị trí của con người trong hệ thống cấp bậc của các thiên thần?
Khi thiết kế một vườn thú, kiến trúc sư cần phải cân bằng các lợi ích hội tụ vào đó. Trong một số trường hợp, lại có trọng lượng rõ ràng. Với Hồ bơi Chim Cánh Cụt ở Sở thú London được thiết kế vào năm 1934 bởi kiến trúc sư hiện đại nổi tiếng người Nga Berthold Lubetkin, là ví dụ, quy mô công trình được sự ủng hộ của việc thiết kế. Say mê với những khả năng vô tận của bê tông cốt thép - vật liệu xây dựng tương đối mới vào thời điểm đó - Lubetkin tạo ra một tác phẩm điêu khắc, cấu trúc hình elip với dốc trượt siêu mỏng cho chim cánh cụt. Thiết kế này - mặc dù mang đến sự cách điệu cao, chỉ phù hợp với môi trường khá khắc nghiệt đối với cư dân ở đó – lại rất phổ biến và đã giúp rất nhiều trong việc truyền bá những ý tưởng của thuyết Công năng ở Anh.
London Zoo Penguin Pool. Photo by heena_mistry/CC
Kể từ những năm 70, việc tập trung vào bảo vệ môi trường đã tăng lên và việc thiết kế vườn thú đã trải qua những thay đổi đáng kể. Thường thẩm mỹ ít được chú ý đến hơn là những điều kiện sống tối ưu. Tuy nhiên, những mảng kính thanh lịch bao phủ Chuồng Voi ở Sở thú Copenhagen do Foster thiết kế và mái vòm với khung lưới dạng kim cương bay bổng của Chuồng Hà Mã ở Vườn thú Berlin cho thấy hai mối quan tâm này không loại trừ lẫn nhau.
Gần đây nhất, nỗ lực tự chứng minh để mang lại những điều thú vị cho Sở thú trong thế kỷ 21, không gì đáng ngạc nhiên, đến từ Bjarke Ingels Group (BIG), công ty thiết kế nổi tiếng này đã công bố kế hoạch của họ cho việc tái định vị Công viên Bách thú Givskud ở Đan Mạch được gọi là "Zootopia”- một công viên rộng 1.200.000m2 mà ở đó các con thú có thể đi lang thang tự do và khách tham quan lơ lửng xung quanh trong những viên nang. Cho dù dự án không tưởng này có thể thay thế cho sở thú truyền thống mà chúng ta vẫn thường thấy hay không, nhưng nó đã cho thấy chân dung của môi trường sống tự nhiên là khả năng có thể mà không ảnh hưởng đến giá trị giải trí. "Ai mà biết được, một con tê giác có thể dạy cho chúng ta một cái gì đó về cách sống của chúng ta - hoặc làm thế nào chúng ta có thể sống trong tương lai?" - Bjarke Ingels, BIG
Dưới đây là ví dụ tiêu biểu của những xu hướng thiết kế Sở thú trên khắp thế giới:
1- Elephant House, Copenhagen, Denmark / thiết kế: Norman Foster & Partners
2- Giraffe House, Rotterdam, The Netherlands / thiết kế: LAM tects
3- Korkeasaari Lookout Tower, Helsinki, Finland / thiết kế: Ville Hara
4- Hippopotamus House, Berlin, Germany / thiết kế: Schlaich Bergermann & Partner
5- Adelaide Zoo, Adelaide, Australia / thiết kế: Hassel
6- Givskud 'Zootopia', Give, Denmark / thiết kế: BIG
7- Zoological Island, Dochodo, South Korea / thiết kế: JDS Architects
Huy Long (Dịch từ arcspace.com)