Trong bối cảnh cách ly xã hội toàn cầu, nhà phê bình kiến trúc Rowan Moore từ trang báo The Observer đã thực hiện một cuộc khảo sát online để giới thiệu những công trình mới xuất sắc quanh thế giới. rowanmoore03.jpg

rowanmoore.pngRowan Moore – nhà phê bình kiến trúc của tạp chí The Observer. Ông được bầu chọn là Nhà phê bình của năm tại giải UK Press Awards 2014. Ông cũng là tác giả của tác phẩm “Slow burn city” (tạm dịch: Thành phố cháy chậm) và “Why we build” (tạm dịch: Vì sao chúng ta xây dựng)

Có một nguyên tắc là nhà phê bình kiến trúc phải trực tiếp tới công trình để đưa ra nhận xét chính xác và chủ quan. Điều này cũng giống như một nhà phê bình ẩm thực không thể đánh giá một nhà hàng chỉ qua ảnh chụp món ăn, hay một nhà phê bình sân khấu đánh giá một vở diễn qua video. Bạn phải trực tiếp ngửi, chạm và cảm nhận.

Tuy nhiên cũng cần phải có ngoại lệ bởi có rất nhiều tuyệt tác kiến trúc rất khó để tiếp cận do chi phí hoặc vấn đề liên quan tới môi trường tự nhiên. Hiện nay khắp mọi nơi đều trong tình trạng đóng cửa phòng chống đại dịch, nguồn thông tin duy nhất là các trang tin điện tử.

Nguồn thông tin ấy quá dồi dào. Tổng hợp từ các kênh thông tin về thiết kế kiến trúc như Dezeen, Archdaily, Designboom, Archinect,… nhóm nhà phê bình đã nghiên cứu hàng trăm công trình vòng quanh thế giới. Có rất nhiều công trình được làm ra chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi cho nhà thiết kế mà không phục vụ mục đích thực tiễn nào khác. Nhà phê bình Rowan Moore đã chọn lọc ra 10 công trình xuất sắc mà ở đó thể hiện niềm khao khát bất tận của các kiến trúc sư muốn biến thế giới trở nên thú vị và đáng sống hơn.

rowanmoore01.jpg

Có một vài điểm nổi bật trong danh sách được chọn. Đầu tiên là chất lượng của mỗi công trình luôn được đảm bảo dù xây dựng ở những địa điểm vốn không phải nơi thuận lợi cho kiến trúc, như ở miền núi Việt Nam, Liban, trại tị nạn ở Bangladesh hay nhà nguyện ở Paraguay. Thiếu vắng những tên tuổi lớn trong giới kiến trúc, chỉ có công ty thiết kế Hà Lan MVRDV trong danh sách. Các công trình mang thiết kế riêng nhưng có điểm chung là đều theo trường phái thiết kế hiện đại – không quá chú trọng tính bài trí mà tập trung vào hiệu ứng bề mặt qua những chất liệu như gỗ hay xi măng.

Một điểm tốt của phong cách xây dựng này là triết lý “Nếu không hỏng, sao phải sửa?”. Vậy thời đại này chúng ta có đóng góp gì thêm vào những giá trị nghệ thuật kiến trúc ấy? Chúng ta có những công trình thú vị như Alex’s guesthouse hay một khu tị nạn xây dựng chủ yếu bằng tre. Thay vì tạo ra một công trình mới toanh, có những nhà thiết kế theo đuổi cảm hứng sáng tạo từ sự đổ nát. Một số tác phẩm là công trình cải tạo từ những tòa nhà cũ đã bị phá hủy.

Nhóm nhà phê bình cũng nhận thấy cách thức nghiên cứu qua trang tin điện tử có những rủi ro nhất định. Họ không chắc chắn được độ phù hợp của nó với cảnh quan xung quanh, hay một số lỗi kỹ thuật nghiêm trọng có thể nằm ngoài khung hình. Công trình có vượt ngân sách? Các dự án cộng đồng có thực sự giảm tính nghệ thuật để chú trọng tính thiết yếu hay không?

Dù sao, các tác phẩm cũng thể hiện cái tâm của những người làm kiến trúc. Đầy năng lượng, sáng tạo và khả năng ứng phó kịp thời với thách thức. Đó là những phẩm chất chúng ta cần học và làm được khi đại dịch qua đi.

Danh sách chỉ liệt kê chứ không xếp hạng các tác phẩm.

Bảo tàng nghệ thuật đương đại Helga de Alvear, Cáceres, Tây Ban Nha do Emilio Tunon thiết kế

rowanmoore02.jpg(Ảnh: Amores Pictures)

Những chiếc cột trắng làm bảo tàng toát lên một vẻ trang nghiêm như một ngôi đền. Chạy xuyên khuôn viên là một lối đi với các dãy cầu thang lên xuống, thông ra đường phố bên ngoài. Thiết kế tạo ra sự giao thoa giữa tĩnh và động. Nếu nhìn thật kỹ, các cột trụ càng lên cao sẽ càng hẹp lại, vậy nên những hình tưởng là chữ nhật thực ra là hình bình hành. Một chi tiết thật tinh tế.

Hồ nước công cộng Đài Nam, Đài Loan do MVRDV thiết kế

rowanmoore03.jpg(Ảnh: Daria Scagliola)

Thành phố nào cũng có một hoặc nhiều trung tâm thương mại cũ kĩ cần được tái sử dụng vì mục đích kinh tế – những nơi giờ trông như một đống rác nhà bếp mà lao công cũng chẳng muốn mang đi. Hồ nước Đại Nam đáp ứng kịp thời bằng một giải pháp táo bạo và trực tiếp. Từ phần những gì sót lại của siêu thị China-town nằm tại một bến cảng xây dựng từ năm 1983, các nhà thiết kế đã biến nó trở thành một hồ nước công cộng. Mực nước thay đổi cao thấp tùy thuộc vào thời tiết, kết hợp cùng hệ thống phun sương khi trời nóng. Họ còn hứa rằng thảm thực vật nơi đây sẽ lại xanh tốt trong vòng 3 năm tới, gợi nhắc về cánh rừng đã từng tồn tại trước khi mọi người xây dựng thành phố ở đây.

Khu nhà Beyond Survival dành cho phụ nữ và các bé gái tị nạn dân tộc Rohingya, Bangladesh do Rizvi Hassan thiết kế

rowanmoore04.jpg(Ảnh: Rizvi Hassan)

Khu nhà nằm trong khuôn viên trại tị nạn dành cho 600.000 phụ nữ và trẻ em gái dân tộc Rohingya nhập cư từ Myanmar, được trang hoàng bởi chính những người cư trú tại đây. Công trình sử dụng vật liệu cây tre bản địa. Do xây dựng trong thời gian gấp gáp, những vật liệu bền hơn sẽ được thay thế vào đó trong tương lai. Beyond Safety có vẻ ngoài trông khá “rách rưới” và đơn giản, cấu trúc hình tròn với tầng mái nhấp nhô. Có lẽ đây là chủ đích tạo hiệu ứng thị giác của các nhà thiết kế khi nhìn khu nhà từ xa.

Ngôi nhà Mac House tại thị trấn Novelda, Tây Ban Nha do La Errería thiết kế

rowanmoore05.jpg(Ảnh: David Frutos / BIS Images)

Công trình Mac house có cấu trúc nhà lồng trong nhà. Mỗi phòng là một cabin gỗ nhỏ có mái che, sắp xếp theo từng tầng và cùng chung một tầng mái. Khung là những gì sót lại của một căn nhà cũ. Một cầu thang uốn lượn từ phòng khách tầng 1 tạo hiệu ứng như không gian chảy trôi bên trong cả cấu trúc. Đây là một chốn nghỉ ngơi thư thái, cả bên trong và bên ngoài, đưa mọi người đi trên chuyến du hành vượt không gian.

Nhà khách Alex’s tại Bỉ do Atelier Vens Vanbelle thiết kế

rowanmoore06.jpg(Ảnh: Tim van de Velde)

Công trình tại Bỉ có phần điên rồ này được xây dựng dành cho một chủ đầu tư làm việc trong ngành công nghiệp điện ảnh, mang thiết kế 3D vặn xoắn không gian. Phần nội thất gỗ đỏ được tạo tác trông như một hang động. Ngoại thất màu sắt gỉ và tháp kính tiềm vọng làm ngôi nhà trông giống một con tàu ngầm mắc cạn. Tầng hầm có một phòng chiếu phim mini để tỏ lòng tôn kính tới bộ phim Twin Peaks, bao quanh là rèm đỏ. Ngôi nhà sử dụng rất nhiều gam màu – từ màu đất tới màu trời, từ giản dị tới lạ mắt, từ tự nhiên tới nhân tạo – quá nhiều cho một ngôi nhà nhỏ.

Công trình Stone Garden tại thủ đô Beirut, Cộng hòa Liban do Lina Ghotmeh thiết kế

rowanmoore07.jpg(Ảnh: Joe Lahdou)

Bày trí vườn cây trên những tòa nhà cao tầng gần đây đang là xu hướng, và Stone Garden không phải ngoại lệ. Điều làm nó thú vị là những góc cạnh, nằm giữa một khu phố chật chội, vẻ ngoài thô như vách đá, các cửa sổ mang lại cảm giác ở đây có người ở chứ không chỉ là một tòa nhà địa ốc bọc kính. Tất cả tạo nên một thiết kế đẹp mắt.

Điểm trường Bó Mon, huyện Tú Nang, tỉnh Sơn La, Việt Nam do KIENTRUC O thiết kế

rowanmoore08.jpg(Ảnh: Triệu Chiến)

Ý tưởng đơn giản: Một lớp mái kim loại được lắp đặt hệ thống thông gió lượn sóng đổ bóng sinh động và thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Chính vì thế mà phần bóng cũng là một yếu tố thẩm mỹ chứ không chỉ để che nắng. Lớp mái uốn lượn cũng như hòa nhịp với trùng điệp đồi núi xung quanh. Cổng trường ôm quanh một cái cây. Thiết kế toát lên vẻ duyên dáng và khéo léo. [chi tiết]

Điểm biểu diễn công cộng Emergency Scenery tại Tây Ban Nha do studio Unparelld’arquitectes thiết kế

rowanmoore09.jpg(Ảnh: Jose Hevia)

Từ phần khung một ngôi nhà đã bị phá hủy, các kiến trúc sư thiết kế ba mái vòm trông như cổng một nhà thờ. Chất liệu sử dụng vừa cũ vừa mới. Chẳng có mấy việc để làm với nó, ngoài việc ngồi hay biểu diễn trên các bậc thang đá. Nó cũng gợi ý rằng biết đâu cái gì đó hay ho hoặc chờ đợi để được khám phá sẽ diễn ra.

Giáo đường UHP tại Asunción, Paraguay do Equipo de Arquitectura thiết kế

rowanmoore10.jpg(Ảnh: Leonardo Méndez)

Như rất nhiều công trình đẹp đẽ khác, giáo đường này sử dụng các mô típ và quy hoạch bởi những người theo chủ nghĩa hiện đại từ khoảng 70 năm trước. Thế nhưng các nhà thiết kế đã thêm vào nó xi măng, sắt gỉ và gỗ đỏ để tạo hiệu ứng chuyển biến từ vẻ ngoài mạnh mẽ tới bên trong tương phản. Ánh sáng đi qua những khung cửa hoặc dội xuống từ giếng trời. Tại gian lễ, tường và mái được sắp đặt mang thiết kế đậm tính cân xứng và hình học. Ấn tượng về sự ấm áp này có thể thấy từ ít nhất cách đó 6.000 dặm.

Khu trường học Fass tại Cộng hòa Senegal do Toshiko Mori thiết kế

rowanmoore11.jpg(Ảnh: Iwan Baan)

Công trình gồm các khu nhà hình bánh vòng, xây dựng từ những vật liệu địa phương, gợi nhắc tới khu thị nạn cho người Rohingya. Nhưng nét tương đồng chỉ dừng lại ở đó, ít gấp gáp và nặng tính nghệ thuật hơn. Trường Fass do Toshiko Mori (sống và làm việc tại New York) thiết kế và được xây dựng do Tổ chức Josef & Anni Albers tài trợ. Mái nhà khác nhau về kích thước và độ cao xung quanh quỹ đạo hình elip của nó. Điều này làm cho một số không gian trông thú vị hoặc ít nhất là hấp dẫn, trong đó các bức tường trắng và trần nhà đạt được một phạm vi rộng ngạc nhiên về chiều cao và hình dạng.

Đức Tùng biên dịch

(Interior Vietnam /Nguồn: The Observer, The Guardian)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022