Nội dung bài hát nói về những khó khăn khi phải đối mặt với áp lực trưởng thành, chỉ muốn được trở về là trẻ con. Cụ thể, lời bài hát có đoạn: “Khi em lớn, vui biết bao vì được đi muôn nơi, không phải đi về nhà trước 10 giờ tối... Nào có biết rằng, ngày em lớn, em sẽ ngã đau hơn bây giờ, đời đâu giống đôi vần thơ”; “Khi em lớn đường về nhà sao quá xa, cha mẹ đây nhưng sao thật khó để nói ra, con thất bại rồi, chỉ muốn bé lại thôi”.
khilonroithimoibietcuocsongkhongnhunhunggilucnhotungnghi-anhchupmanhinh_jyqg.jpg

Khi lớn rồi thì mới biết cuộc sống không như những gì lúc nhỏ từng nghĩ

Chỉ muốn được bé lại

Nhiều bạn trẻ tâm sự đồng cảm với nội dung bài hát. Bùi Thị Ánh Quyên (sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết đã khóc khi nghe bài hát này: “Như thấy mình trong đấy. Lúc nhỏ lúc nào cũng muốn được như người này người kia, được làm điều mình muốn, đi đâu cũng được, không ai quản... Nhưng giờ lớn rồi, mình muốn được trở lại lúc bé. Càng lớn, áp lực về cuộc sống, về công việc, về các mối quan hệ càng khiến mình chỉ muốn được bé lại...”.
Tương tự, Nguyễn Hoàng Lê Tú Trân (sinh viên năm 4, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cho biết lời bài hát như ứng với từng giai đoạn trong cuộc đời cô. “Hồi nhỏ thì mong được lớn nhanh, mong lớn lên kiếm thật nhiều tiền để mua bánh kẹo, không phải đi học. Giờ lớn rồi thì toàn áp lực công việc, áp lực tốt nghiệp, phải thành công, tìm việc làm ổn định, còn phụ mẹ lo cho em gái chuẩn bị vào đại học. Nhiều lúc chỉ muốn bé lại thôi”, Tú Trân nói.
Lê Thành Trung (20 tuổi, ngụ xã Quy Đức, H.Bình Chánh, TP.HCM) thì chia sẻ: “Khi lớn rồi thì mới biết cuộc sống không như những gì lúc nhỏ từng nghĩ. Mọi thứ đều khó khăn và có những nỗi đau bản thân phải tự vượt qua, không thể chia sẻ với những người xung quanh được”.
nguoitredongcamvoithongdieptrongbaihatmoicuahoangdung2corange-anhchupmanhinh_jyfh.jpg

Người trẻ đồng cảm với thông điệp trong bài hát mới của Hoàng Dũng, Orange

Chỉ làm giảm căng thẳng tức thời 

Trước những chia sẻ trên, chuyên viên tâm lý, nghiên cứu sinh Đào Lê Tâm An (Trưởng phòng đào tạo Trung tâm Ứng dụng tâm lý JobWay) cho rằng khi còn nhỏ, chúng ta tập trung tri giác vào những góc cạnh mà bản thân mình còn thiếu như mong muốn được tự do, mong muốn tự kiếm ra tiền và muốn lớn nhanh để giải quyết những vấn đề đó. Do đó, nhiều bạn thường “vỡ mộng” vì khi lớn lên mới nhìn thấy những “góc khuất” mà trước đây mình chưa từng nghĩ đến.
“Đứng trước khó khăn, hai phản ứng thường thấy nhất của con người là đấu tranh hoặc trốn chạy. Một trong những cơ chế phòng vệ của tâm lý người chính là “thoái lui”, như việc mong muốn quay về thời kỳ vô tư ngày xưa để không phải đối diện với khó khăn hiện tại. Đây là điều bình thường vì nó làm giảm căng thẳng tức thời cho cá nhân đó. Tuy nhiên nếu mong muốn này mãnh liệt, dẫn đến việc người trẻ liên tục tránh né, vấn đề cứ “chất đống”, đến khi đổ vỡ sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống và tâm lý của chính họ”, ông Tâm An nói.
nhieubanthuongvomongvikhilonlenmoinhinthaynhunggockhuatmatruocdayminhchuatungnghiden-anhchupmanhinh_bepz.jpg

Nhiều bạn thường 'vỡ mộng' vì khi lớn lên mới nhìn thấy những 'góc khuất' mà trước đây mình chưa từng nghĩ đến

Hãy học cách vấp ngã ít thương tổn

Cũng như cuối bài hát có đoạn “em sẽ ngã thêm đôi ba lần, nhưng rồi em sẽ quen thôi, chớ ngại ngần”, chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An cho rằng người trẻ hãy quen với vấp ngã và hãy học cách vấp ngã ít thương tổn. Khi đối mặt với khó khăn người trẻ hãy chấp nhận những cảm xúc tiêu cực như một điều hết sức bình thường. Hãy chấp nhận, gọi tên cảm xúc đó và khi đã dần ổn định, hãy liệt kê những phương án giải quyết phù hợp. Loại bỏ những niềm tin phi lý.
“Ngoài ra, người trẻ nên tận dụng những nguồn lực xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè... hoặc thậm chí là sự trợ giúp tâm lý như tư vấn, tham vấn học đường, các dịch vụ tư vấn... để nhận được góc nhìn chuyên môn”, chuyên gia Tâm An nói.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022