Sau khi được đăng tải, đoạn phim bất ngờ nổi như cồn và đã thu hút đến 35 triệu lượt xem, tính tới thời điểm hiện tại.

Trong đoạn phim, camera đã theo chân một nữ sinh lớp 5 tên Yui đến một trường tiểu học ở tỉnh Saitama, Nhật Bản. Trường có tổng số 682 học sinh từ lớp một đến lớp sáu. Từ đoạn phim, mọi người dễ dàng nhận ra sự khác biệt đến từ phong cách giáo dục của xứ sở hoa anh đào.

Học sinh được khuyến khích tự trồng trọt, chăm sóc thực phẩm của mình

Ngôi trường ở tỉnh Saitama, Nhật Bản có một nông trại để tự nuôi trồng thực phẩm. Nhiều loại cây trồng được chính tay nhân viên nhà trường cùng với các em học sinh chăm bẵm hàng ngày.

Trường có một nhà bếp trung tâm, với các giáo viên và nhân viên, 5 đầu bếp nấu 720 phần đồ ăn một ngày trong vòng ba giờ. Hôm ăn hôm đó có một món là cá chiên và nước lê, đầu bếp đổ nước lê lên cá chiên, món này trở thành món ăn khoái khẩu của học sinh. Một món ăn khác là khoai tây nghiền, do chính các học sinh lớp sáu trồng và thu hoạch từ nông trại.

Điều này hoàn toàn không phải là ngoại lệ đối với trường học ở Saitama mà đã được chính phủ Nhật Bản khuyến khích từ lâu. Họ cho rằng, chỉ khi tự mình xuống ruộng trồng trọt, học sinh mới cảm nhận được trực tiếp giá trị của thực phẩm và học được cách quý trọng thức ăn.

photo-4-1671968264295574610005.jpg

Tuy vậy, đây không phải quy định bắt buộc vì chỉ những trường có đủ điều kiện mới áp dụng được việc này. Một số trường khác thì có vườn cây ăn trái.

Học sinh luân phiên tự phân phối và quản lý bếp ăn

Ngoại trừ công việc nấu nướng, phòng ăn trưa của học sinh sẽ do chính học sinh quản lý. Các bé được xếp lịch trực nhật luân phiên. Đến phiên trực của mình, các em sẽ tự phân chia nhiệm vụ, người thì trải bàn, người thì chuẩn bị bát đũa, người thì phân chia đồ ăn cho các bạn.

Với những người phân chia đồ ăn trưa, các bé sẽ đeo tạp dề trắng, khẩu trang và đội mũ lưỡi trai, các cô gái phải nhét mái tóc dài vào mũ. Một tốp học sinh khác làm nhiệm vụ đứng thành hàng dài, cầm những cuốn sổ nhỏ và kiểm tra xem các bạn trực nhật đã rửa tay cẩn thận hay chưa, có bị ho hay sổ mũi không.

Trước khi ra về, các em cúi chào các đầu bếp và nói lời cảm ơn: “Chúng con là học sinh lớp 5, cảm ơn các bác đã nấu cho chúng con những món ăn ngon ạ”.

Nếu trường quy định mọi người cùng ăn trưa trong lớp, các bữa ăn sẽ được mang về lớp học. Các học sinh trực nhật ngày hôm đó tiếp tục phát sữa và thức ăn cho mọi người, trong khi các học sinh khác đợi bữa ăn bắt đầu.

photo-3-1671968261424593851466.jpg

Mọi người đều phải quý trọng đồ ăn

Trước bữa ăn, nguyên liệu dùng trong chế biến được giải thích cặn kẽ. Một người đã giới thiệu: “Các anh chị lớp sáu đã trồng khoai tây, còn nước ép lê được lấy từ một nông trại gần đó. Đến tháng 3 năm sau sẽ đến lượt chúng ta trồng khoai tây, rồi đến tháng 7 năm sau lại được ăn khoai tây”. Bọn trẻ reo hò và tận hưởng bữa ăn một cách vui vẻ.

Tự thu dọn sau bữa ăn trưa

Việc đầu tiên mọi học sinh làm sau khi ăn là tháo tung các hộp sữa để tiện cho công việc tái chế rác thải. Các bạn trực nhật sẽ là người đi thu gom những hộp sữa đó, làm sạch chúng rồi phơi nắng cho khô trước khi gửi đến trạm tái chế của trường vào ngày hôm sau.

photo-2-1671968258398405461598.jpg

Học sinh trực nhật cũng có trách nhiệm sắp xếp đồ dùng mà mọi người đã ăn xong một cách gọn gàng, sau đó vận chuyển trở lại bếp. Trước khi rời đi, họ tiếp tục dành lời cảm ơn cho những đầu bếp: “Cảm ơn vì bữa trưa ngon lành mà các bác đã nấu cho chúng con!”

photo-1-1671968256745404574635.jpg

Tạp dề và mũ của học sinh đã qua sử dụng cần được mang về nhà giặt sạch để học sinh trực nhật của ngày hôm sau sử dụng tiếp.

Công việc dọn dẹp lớp học sau giờ ăn trưa cũng do chính các học sinh tiến hành, đảm bảo mọi thứ trở lại vị trí cũ, được quét dọn sạch sẽ để bắt đầu giờ học buổi chiều.

Nguồn: CafCu Media

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022