Lâu nay, chúng ta vẫn thường hiểu lầm rằng, trí thông minh của một đứa trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự di truyền của bố mẹ. Trên thực tế, một đứa trẻ lớn lên có thành tài hay không, không chỉ phụ thuộc vào gen di truyền từ bố mẹ, mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố khác.

Theo nghiên cứu trong vòng 75 năm của Đại học Harvard về chỉ số thông minh của trẻ em cho thấy, phương pháp giáo dục và nuôi dạy của cha mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Giáo sư Richard Weissbourd - một nhà tâm lý học gia đình và trẻ em của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, mỗi đứa trẻ có 3 "giai đoạn vàng" để phát triển trí thông minh vượt trội. Nếu cha mẹ nắm bắt được một trong 3 giai đoạn phát triển này để đầu tư và định hướng cho con, sau này khả năng thành công của chúng là rất lớn.

photo-3-1676617557526718556225.jpg

Giáo sư Richard Weissbourd - đại học Harvard.

Theo đó, Giáo sư Richard chỉ ra 3 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển trí não của mỗi đứa trẻ mà cha mẹ cần lưu ý:

1. Giai đoạn 0-3 tuổi

0-3 tuổi chính là "giai đoạn vàng" trong quá trình phát triển trí não. Giáo sư Richard cho biết, não bộ của một đứa trẻ từ giai đoạn sơ sinh cho đến lúc 3 tuổi đã phát triển được 80%.

Qua đây có thể thấy, giai đoạn 0-3 tuổi rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Theo các số liệu nghiên cứu, não bộ của trẻ trước 2 tuổi có thể thiết lập 700 kết nối nơ-ron trên mỗi giây. Ngoài ra, khả năng liên quan đến ngôn ngữ, thị giác, thính giác... của một đứa trẻ được hình thành ngay từ khi sơ sinh. Vì vậy giai đoạn trước 3 tuổi chính là thời kỳ quan trọng nhất để phát triển trí thông minh mà cha mẹ cần phải nắm bắt.

2. Giai đoạn 4-7 tuổi

Đây là giai đoạn vàng thứ 2 để phát triển trí thông minh của trẻ. Nếu nói trước 3 tuổi là thời kỳ não bộ phát triển nhanh chóng thì sau 3 tuổi là thời kỳ não bộ của trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ "dung hợp".

Ở giai đoạn này, não của trẻ đã trở nên nhạy cảm hơn với thế giới bên ngoài, các dây thần kinh phản xạ tự nhiên tăng gấp đôi, lúc này, chính là thời điểm để tăng cường vận động dây thần kinh xúc giác.

photo-2-1676617554382592540185.jpg

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn này, những đứa trẻ thường xuyên vận động các cơ quan thị giác và xúc giác sẽ có trọng lượng não bộ cao hơn gần 20% so với những đứa trẻ khác.

Có thể thấy, giai đoạn 4-7 tuổi là giai đoạn trẻ nên củng cố và tăng cường vận động, kết hợp giữa các cơ quan thần kinh để rèn luyện não bộ. Đây là giai đoạn phát triển khá đầy đủ về mặt cảm xúc và tính cách. Vì vậy đây cũng là thời điểm cha mẹ cần chú trọng uốn nắn, sửa đổi tính cách của con. Cha mẹ nên cùng con đi dạo, trò chuyện với con nhiều hơn, chơi các trò chơi gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái, điều này sẽ rất có lợi cho sự phát triển của con về sau.

3. Giai đoạn 8-11 tuổi

Đây là độ tuổi trẻ đến trường và trạng thái não bộ đã bước vào "trạng thái học tập".

Giai đoạn từ 8-11 tuổi rất là quan trọng trong việc phát triển IQ, bởi lúc này, tư duy "cụ thể" và nhận thức của trẻ đã cơ bản hình thành, cha mẹ nên chú trọng bồi dưỡng tư duy logic và tư duy tính toán để con có thể phát triển vượt trội về sau.

Phụ huynh cũng nên lưu ý rằng, đừng để việc học trở thành gánh nặng cho trẻ. Hãy đầu tư cho con học một số kỹ năng mềm như kỹ năng đọc, kỹ năng phân tích và khả năng suy luận một vấn đề nào đó.

photo-1-16766175484741442727671.jpg

Đây cũng là giai đoạn quyết định tính cách tương lai của con. Vì vậy bố mẹ cần chú ý và quan tâm đến con hơn nữa ở độ tuổi này. Việc học tập của trẻ không được lơ là, nhưng cũng đừng quá nặng nề và áp lực! Hãy dạy con cách vừa học vừa chơi hợp lý, không nên áp lực con chạy theo điểm số.

Con cái chính là niềm hy vọng và tự hào lớn nhất của cha mẹ, là điều quan trọng nhất đối với mỗi bậc làm cha làm mẹ. Người làm cha mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh và lớn lên thành công vượt trội. Vì thế, họ luôn muốn tìm hiểu những phương pháp giáo dục khoa học và đúng đắn để hướng con trở nên có triển vọng trong tương lai. Nắm bắt được 3 giai đoạn "vàng" trong quá trình phát triển IQ để nuôi dạy con lớn lên thành công và hạnh phúc.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022