Tại Cần Thơ, thí sinh ra khỏi trường thi trong tâm trạng thoải mái.

Theo chia sẻ của các thí sinh, đề thi tổ hợp năm nay không quá khó, bám sát chương trình học lớp 11, 12 và có tính phân hóa thí sinh ở những câu cuối.

Thí sinh Ngô Gia Khang, thi tại điểm thi THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều) cho biết: Em làm bài thi Khoa học xã hội khá tốt, nhìn chung đề thi vừa sức, không quá khó. Môn Lịch sử kiến thức đều nằm trong chương trình học, độ dài vừa đủ; môn Địa lí kiến thức cũng bám sát sách giáo khoa; môn GDCD đề thi hay, các tình huống gắn liền với cuộc sống và em đã được học.

Đối với tổ hợp KHTN, các thí sinh TP Cần Thơ cho rằng vừa sức, trong đó đề Hóa học có phần nâng cao, phân loại thí sinh rõ rệt. Còn môn Lí, Sinh đề vừa sức, bám sát kiến thức sách giáo khoa.

photo-6-17195493864341364170059.jpg

Thí sinh Sóc Trăng vui vẻ sau khi thi xong bài thi tổ hợp.

Tại Sóc Trăng, thí sinh Trần Thị An Phú, học sinh Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) cho biết: Em đăng ký thi tổ hợp KHXH và rất vui khi làm bài tốt, tự chấm các môn đều trên 8 điểm. Cùng ra về chung với An Phú, thí sinh Nguyễn Như Lộc cũng cho biết bài làm đều trọn vẹn ở tổ hợp KHXH.

Thí sinh Giang Thu Hương, thi tại điểm thi THPT Hoàng Diệu cũng tươi vui vì bài thi tổ hợp KHTN của em và các bạn đều đạt kết quả cao, chắc chắn từ 8 điểm trở lên.

Tuy nhiên, có một số thí sinh học lực trung bình cho biết đề thi tổ hợp KHTN khá khó, một số em làm bài chỉ dám chấm 6 điểm là cao nhất.

photo-5-17195493829431132968178.jpg

Thí sinh tại điểm thi THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang) trao đổi sau khi thi xong bài thi tổ hợp.

Tại Tiền Giang , rời khỏi trường thi, thí sinh Nguyễn Phúc Tín, thi tại Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP Mỹ Tho) cho biết: Ở tổ hợp Khoa học tự nhiên, môn Hoá có một số kiến thức lớp 11 em không nắm chắc nên không chắc chắn. Trong 3 môn Lý, Hoá, Sinh, em thấy môn Lý làm tương đối tốt.

Một số thí sinh cho biết đề thi tổ hợp KHXH không quá khó, phù hợp với sức học của thí sinh. Còn tổ hợp KHTN đề thi có phần khó hơn, đặc biệt là ở môn Lí, Hóa. Thí sinh Võ Thị Diễm Ngọc, thi tại điểm thi THPT Nguyễn Đình Chiểu cho biết thêm: Đề thi KHTN khá dài, mức độ phân hóa cao. Do em không xét tuyển môn Sinh nên môn này em làm yếu nhất. Với em môn Lí được xem là ổn nhất với nội dung phần diện và quang học.

Tại Đà Nẵng , thí sinh Trần Thị Bảo Ngọc, học sinh Trường THPT Trần Phú cho biết, đề thi môn Sinh học khá dài, câu hỏi nhiều dữ liệu nên nếu không nắm được từ khóa, không vẽ sơ đồ thì rất dễ bị rối.

photo-4-171954938110269895559.jpg

Thí sinh Đà Nẵng trao đổi bài làm với nhau sau bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên. Ảnh: Hà Nguyên

"Thí sinh dễ bị ngợp khi đọc đề, có câu phải đọc đi đọc lại 3-4 lần nên mất nhiều thời gian. Vì vậy đến 4 câu vận dụng cao, em không đủ thời gian để làm. Những câu vận dụng cao và một số câu hỏi vận dụng buộc phải qua nhiều bước mới ra được kết quả" - Ngọc cho biết.

photo-3-1719549378915375341594.jpg

Nhiều thí sinh Đà Nẵng chia sẻ đề tổ hợp KHTN dài, cần nắm đúng từ khóa mới làm được. Ảnh: Hà Nguyên

Cũng có cùng nhận xét đề thi môn Sinh học khá dài, em Huỳnh Việt Hải My cho biết các câu khó chủ yếu tập trung ở phần kiến thức về quy luật di truyền, quần thể, bài toán về thế hệ...

Đều sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh đại học, Hải My và Bảo Ngọc khá hài lòng với kết quả bài thi 2 môn Sinh học và Hóa học. "Đề thi môn Hóa không có dạng bài nào quá lạ, chúng em đều có ôn tập các dạng bài này nhưng vẫn làm không kịp do tính toán qua nhiều bước" - Bảo Ngọc cho biết.

Theo Bảo Ngọc, đề thi môn Vật lý, các câu hỏi khó nằm ở phần kiến thức về điện và sóng.

Tại Bắc Giang, ở điểm thi Trường THPT Ngô Sỹ Liên, nhiều học sinh cho rằng, tổ hợp Khoa học xã hội vừa sức, đạt điểm từ khá trở lên. Trong đó môn Địa lí dễ kiếm điểm từ Atlat, Lịch sử chuyên sâu về chiến dịch khoảng thời gian 1945 - 1950 và Giáo dục công dân có nhiều câu về Luật phải đọc kỹ mới làm được.

photo-2-17195493770261243479060.jpg

Thí sinh Bắc Giang hân hoan hoàn thành bài thi tổ hợp.

Em Đàm Thanh Ngân, lớp 12A9, THPT Ngô Sĩ Liên, TP Bắc Giang, Bắc Giang đánh giá 10 câu cuối đề Lịch sử hơi khó, yêu cầu vận dụng cao. Đề Sử khá hay, dễ hơn, khi có trích câu nói của bác Hồ để yêu cầu tự đánh giá, hiểu rõ thời điểm. Đề Sử sẽ phân hóa mức điểm 9 trở lên, nếu học chuyên sâu về các chiến dịch, khoảng thời gian 1945-1950 sẽ làm được.

Đề Địa lý thì mấy câu phần kinh tế đòi hỏi nắm chắc kiến thức. Nhiều câu về địa lý vùng có trong Atlat dễ kiếm điểm. Câu số dân các nước, các vùng khá hay, mất thời gian tra Atlat. Còn đề Giáo dục Công dân khá vừa sức, nhiều câu về luật đọc kỹ là làm được.

Ở tổ hợp Khoa học tự nhiên, em Hà Huy Hoàng, lớp 12A7, Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang) cho hay, đề thi phân hóa sâu sắc ở Vật lí vì 35 câu đầu sẽ chủ yếu câu cơ bản, nắm kiến thức làm được, 5 câu cuối rất khó. Trong đó có câu về điện xoay chiều và sóng ánh sáng khó.

photo-1-1719549372596537645124.jpg

Thí sinh điểm thi Trường THPT Ngô Sỹ Liên.

Với đề Hóa học không quá khó, nhưng có 6 câu cuối khó hơn. Đề Hóa nhiều câu về Hóa vô cơ phức tạp hơn đề minh họa. Về môn Sinh học, đề chỉ dài không quá khó. "Hai câu đề Sinh học về protein khá hay. Đề Sinh học trước có 1 số câu dễ suy luận nhưng nay đề dài phải hiểu bản chất mới làm được, không thể đoán mò. Phải học chuẩn mới làm được đề sinh học....", em Hoàng nói.

Tương tự, Ngô Kế Văn - lớp 12A6 trường THPT Ngô Sỹ Liên cho biết, mất khoảng mất 15 phút để hoàn thành câu 32 môn Vật lí. "Từ câu 32 đạt mức 8 điểm thì mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên đề vừa sức, nhiều bạn học lực khá có thể đạt mức từ 9 điểm...", Văn tin tưởng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022