Bộ cho biết tiêu chí xét tuyển do Sở Giáo dục và Đào tạo mỗi tỉnh, thành hướng dẫn; đảm bảo công bằng, khách quan và phù hợp với tình hình thực tế. Riêng với các trường THCS thuộc đại học, tiêu chí xét tuyển có thể theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hoặc của địa phương nơi đặt trụ sở.

Về quy trình, UBND cấp quận, huyện sẽ phê duyệt kế hoạch tuyển sinh lớp 6, gồm các thông tin về đối tượng, chỉ tiêu, địa bàn, tiêu chí, thời gian xét tuyển và công bố kết quả. Kế hoạch tuyển sinh được công bố trước ngày 31/3 hàng năm.

Quy chế mới có hiệu lực từ 14/2.

Theo quy chế hiện hành, Bộ cũng yêu cầu các trường xét tuyển vào lớp 6. Riêng những trường có số đăng ký nhiều hơn chỉ tiêu, Sở Giáo dục và Đào tạo có thể cho xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực. Tuy nhiên, nội dung này không được đề cập trong quy chế mới.

20240602082247-MG-9679-6609-17-5765-8797-1736312011.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dC6gka0jR59Sgtfaw1A2lA

Học sinh thi lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, tháng 6/2024. Ảnh: Thanh Hằng

Hầu hết trường THCS công lập hiện tuyển sinh bằng cách xét tuyển, theo tuyến. Song với những nơi có số học sinh đăng ký vượt chỉ tiêu, các trường có thể xét tuyển kết hợp kiểm tra, đánh giá.

Chẳng hạn ở Hà Nội và TP HCM, các trường mô hình chất lượng cao hay tiên tiến, hội nhập quốc tế tổ chức thi tuyển hàng năm, sau khi xét học bạ. Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có một số trường được tuyển sinh tương tự.

Nhiều trường THCS có tỷ lệ chọi lên tới 1/20 để vào lớp 6, gấp nhiều lần mức cạnh tranh vào lớp 10, thậm chí thi đại học. Nhiều chuyên gia cho rằng việc tổ chức thi lớp 6 tạo áp lực với học sinh, vì các em còn nhỏ. Nhưng các nhà trường nói đây là cách công bằng nhất vì chỉ tiêu có hạn.

Thanh Hằng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022