Bộ sưu tập "Đôi tay mẹ", sự kết hợp giữa ba thế hệ của gia đình nhà thiết kế Xuân Thu là bà, mẹ và con gái Nguyên Khanh vừa được ra mắt ngay đầu tháng 3 này.

BST, được thực hiện với ý tưởng khá đặc biệt, không phải là models tiêu chuẩn mà là sự kết nối những cặp mẹ và con gái mặc áo dài. Hình ảnh hết sức gần gũi đời thực, nhằm tôn vinh những người phụ nữ hiện đại trong tà áo dài lụa, ca ngợi vẻ đẹp của con người với thiên nhiên, đặc biệt là những tà áo sắc màu từ sợi tơ tằm óng ả, được chăm chút khâu tỉ mỉ tử đôi tay khéo léo, đó là "bàn tay mẹ".

dsc00562-16775732792281578331425.jpgdsc00556-1677573279227403671497.jpg

Những cặp mẹ - con gái mặc áo dài của bộ sưu tập "Đôi tay mẹ". Bên phải là NTK Xuân Thu và con gái Nguyên Khanh

Bộ sưu tập đánh dấu lần đầu tiên cô bé 15 Nguyên Khanh, người nhỏ tuổi nhất tham gia Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội năm 2022, thiết kế theo concept về màu sắc và chất liệu, để trở thành một bộ đôi hoàn chỉnh khi kết hợp cùng mẹ.

Màu sắc và chất liệu của Nguyên Khanh tưởi trẻ và đặc trưng còn màu sắc của NTK Xuân Thu là sự chồng màu nhiều lớp vải giống như sắc thái trang phục Quan họ, nền nã mà thanh lịch, chói mà không loè loẹt.

Tất cả các bộ áo dài của NTK Xuân Thu và Nguyên Khanh được may trên chất liệu lụa và được khâu tay từ Bà Ngoại là mẹ của NTK Xuân Thu một nữ sinh trường Lý Thường Kiệt Hà Nội.

dsc00490-16775732792251699322595.jpgdsc00453-16775732792241917247179.jpg
dsc00388-167757353665640728253.jpgdsc00423-16775732792241396893138.jpg

Những đường nét tỉ mỉ trên các trang phục trong BST "Đôi tay mẹ"

Từ những BST trước đó như"Cổng làng", "Duyên", "Son" đến "Trang phục mời trầu" và giờ là "Đôi tay mẹ", có thể nhận thấy văn hóa luôn là yếu tố xuyên suốt trên hành trình thiết kế của Xuân Thu, chị đã luôn tìm tòi, chắt lọc và đưa vào thiết kế của mình giá trị truyền thống là chi tiết vốn cổ trong thời trang đương đại, nỗ lực để mỗi thiết kế đều mang giá trị độc bản.

NTK Xuân Thu hy vọng, thông qua trang phục, mỗi người sẽ hiểu thêm về văn hóa dân tộc, để từ đó thêm yêu, thêm tự hào và gìn giữ giá trị ấy.

Nhân ngày 8/3, phóng viên VTV đã có cuộc trò chuyện với NTK Xuân Thu, về con đường sáng tạo cũng như vai trò của những giá trị truyền thống trong các thiết kế dành phụ nữ Việt Nam của chị.  

- Chị là một thạc sĩ về chuyên ngành thiết kế mỹ thuật, tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp và giờ chị là một nhà thiết kế thời trang. Con đường nào dẫn tới với thời trang?

Có lẽ đấy là cái duyên. Cái duyên là từ khi nhỏ thì tôi đã được thừa hưởng sự khéo léo của mẹ và sự khoa học trong tư duy của cha tôi. Cha tôi là một nhà khoa học, một kỹ sư chế tạo máy, nhưng lại làm thơ rất hay. Còn mẹ tôi, người phụ nữ lên ở Hà Nội, rất giỏi về việc khâu vá, thêu thùa. Bà có thể đan, móc rất giỏi, đường khâu đột của bà rất đẹp.

Khi tôi học lớp 1, có bài học thủ công là khâu một cái chiếc khăn mùi xoa. Sản phẩm của tôi đã được tuyên dương trong lễ chào cờ, thứ 2 đầu tuần. Đến khi 10 tuổi, tôi đã biết may rồi.

3-1677406791665-16775743704301847293803.jpg

Nhà thiết kế Xuân Thu

- Chị có nghĩ đó là truyền thống, một cái "gen" không khi chị là con trong một gia đình mà đã có ba đời làm nghề may đo quần áo thêu thùa?

Ông nội tôi là một thầy giáo nhưng có mở một cửa hàng may đo. Bố tôi dù là một kỹ sư nhưng cũng tự tay may quần áo cho chị em chúng tôi. Đến tôi, với sự tò mò thừa hưởng từ người cha, đã kỳ cạch tìm hiểu chiếc máy khâu ngay từ khi còn nhỏ, xem làm thế nào có thể may những miếng vải vào với nhau.

Nó thật sự là một cái cái duyên giữa các thế hệ. Một cách rất tự nhiên, tôi trở thành một cái người là hiểu về may vá, hiểu về vải vóc, hiểu về kim chỉ. Mọi thứ như ngấm vào máu mình vậy.

Một cách rất tự nhiên, tôi trở thành một cái người là hiểu về may vá, hiểu về vải vóc, hiểu về kim chỉ

- Chị đến với trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp khá muộn, trước đó tôi được biết chị đã chọn lĩnh vực Kinh tế, giống như chị đã bỏ qua niềm đam mê rồi lại quay trở lại vậy?

- Khi tôi làm bất cứ một điều gì, tôi luôn muốn mình làm tốt nhất trong khả năng của mình. Tôi biết may khi còn đi học phổ thông, thậm chí là có khách hàng, có thu nhập, có thể mua thêm vải vóc, quần áo cho mình. Mọi chuyện cứ thế đến.

Đến năm 29 tuổi, tôi nghĩ mình phải trở thành một nhà thiết kế thời trang và bắt đầu lều chõng đi thi. Khi đó, tôi học với các bạn kém mình tới 10 tuổi trong trường Mỹ thuật. Học vẽ, học về văn hóa, mỹ thuật, chất liệu…. Tất cả đều bổ trợ cho những kĩ thuật may vá tôi đã biết. Nó cũng bổ trợ cho tư duy thiết kế mà các bạn trẻ bây giờ bị thiếu.

Khi đã biết về may vá, cắt may, khối không không gian thì khi hiểu thêm về mỹ thuật nữa thì các bạn đặt nghệ thuật vào đó rất là tự nhiên. Sản phẩm lúc đó cũng có giá trị gấp rất nhiều lần chứ không phải để chơi nữa.

1485947032782059903977974914003433044757906n-16131898066781432240932-16775736168661719493247.jpg1474843505247580784984921070531790665626736n-16131898066741422913531-16775736168671357551566.jpg

Thiết kế áo dài và áo chần bông của NTK Xuân Thu

- Áo trần bông, áo mớ ma mớ bảy… chị có thể chia sẻ thêm về nguồn cảm hứng của mình với những thiết kế mang đậm chất văn hóa Việt Nam dành cho người phụ nữ Việt Nam?

- Những ai để ý một chút thì sẽ thấy điểm đặc biệt trong những thiết kế của tôi. Ví dụ, con đường xây dựng hình ảnh áo dài phụ nữ Việt Nam gắn liền với chiếc áo liền chị. Luôn là những trang phục sắc màu, giống như chiếc áo liền chị tung bay trên đồi trong ngày hát ở hội Lim.

Còn tại sao có những chiếc áo bông? Bởi tôi sinh ở miền Bắc, là một nhà thiết kế ở miền Bắc. Thời tiết lạnh dịp Tết khiến một chiếc áo dài đơn là không đủ ấm. Áo dài dù rất đẹp nhưng phải có một sản phẩm đi kèm. Người thiết kế phải tư duy rằng, cái sản phẩm đi kèm ấy cũng cần trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Vì áo dài và áo chần bông đi kèm với nhau nên khi kết hợp chúng không thể thừa cũng không thể thiếu. Nó rất đủ cho một bộ trang phục mang thông điệp riêng về vẻ đẹp văn hóa.

Những chiếc áo mớ ba mớ bảy được cắt cúp rất hiện đại với những cái kỹ thuật hiện đại mà sao mặc lên nó toát lên vẻ truyền thống của người Kinh kỳ. Với mỗi chiếc áo, tôi lại thêm yêu công việc mình làm và tiếp tục với những sáng tạo mới.

Áo dài và áo chần bông đi kèm với nhau nên khi kết hợp chúng không thể thừa cũng không thể thiếu. Nó rất đủ cho một bộ trang phục mang thông điệp riêng về vẻ đẹp văn hóa.

Những giá trị văn hóa truyền thống trong kho tàng của người Việt là vô cùng rộng mở và tôi thì cứ  bơi mãi, bơi mãi chưa thấy hết. Như cái còn này (được NTK Xuân Thu sử dụng như đồ phụ kiện trang trí trang phục) là ở lễ hội ném còn của người dân Lâm Bình (Tuyên Quang).  

Khi cùng TS Ngô Kiều Anh đến tìm hiểu về vùng đất Lâm Bình, tôi đã tham gia lễ hội và thắng cuộc. Chiếc còn được đem về, treo ở nhà như một cái vật kỉ niệm trong chuyến đi. Và hôm nay tôi đeo nó ở đây như một phần của bộ trang phục.

dsc00532-16775737992201647407369.jpgdsc00297-16775740788612009607349.jpg

Những chi tiết trên trang phục áo dài trong BST "Đôi tay mẹ"

- Ở nước ngoài những trang phục được làm bằng tay (handmade) thường có giá trị rất cao. Người dùng phải bỏ ra rất nhiều tiền để sở hữu những bộ trang phục đó. Dường như chị cũng đang tạo cho mình con đường riêng theo cách đó?

- Nếu bạn quan tâm nhiều đến cái sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang thì bạn sẽ biết, thời trang luôn luôn chia thành hai dòng. Đó là dòng thời trang mặc nhanh và dòng thời trang unique (những sản phẩm độc đáo). Nó là được thổi hồn bởi những nghệ sĩ, nghệ nhân và những nhà thiết kế mà có óc sáng tạo đặc biệt. Nếu bạn cũng là đồ handmade, làm về thêu nhưng không có tay nghề và óc sáng tạo đặc biệt thì sẽ cho ra những sản phẩm cực kỳ ngô nghê. Và thực tế, có rất nhiều sản phẩm như thế và những lỗi như thế trong dòng chảy thời trang mà mọi người đang mặc.

Với tôi, tôi chọn lối đi chỉ làm những sản phẩm độc đáo và duy nhất. Duy nhất là đây có nghĩa là không người nào làm giống như vậy được.

Tôi cũng mong muốn các bạn thiết kế trẻ hãy cố gắng mang những giá trị văn hóa của Việt Nam lan tỏa mạnh hơn nữa, thể hiện "cái tôi văn hóa" trong những trang phục của người Việt.

Tôi chọn lối đi chỉ làm những sản phẩm độc đáo và duy nhất.

- Với những sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa Việt, chị có đã có kế hoạch bước ra thị trường thời trang thế giới hay không?

- Tôi cho rằng, việc bước ra thế giới không khó nhưng bước ra thế giới một cách bền vững lại rất khó. Bởi vì sao? Bởi vì lúc bước ra thế giới, sản phẩm chỉ một cái, hai cái nữa mà phải nhiều hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để các cộng sự có thể làm việc theo đúng mong muốn và ý tưởng của mình.

Như bạn đã biết tất cả nó nằm ở sự giáo dục mà giáo dục thì không thể ngày một, ngày hai được. Chính vì thế, việc gieo ý tưởng cho các bạn trẻ, để các bạn tiếp tục theo đuổi  thì chắc chắn sẽ có sự bền vững trong việc giới thiệu những nét đẹp của văn hóa, của người Việt qua trang phục ra thế giới.

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022