"The Orange Team" là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình chung của 3 tổ chức Liên hợp quốc gồm UN Women, UNICEF, UNFPA về "Xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025" do Chính phủ Úc tài trợ. Trong năm 2022, The Orange Team đã nâng cao nhận thức cho hơn 60 người có ảnh hưởng như ca sĩ Mỹ Linh, nhà báo Trương Anh Ngọc, nhà văn Trang Hạ, diễn viên Bảo Thanh, MC Ốc Thanh Vân, cầu thủ Đoàn Văn Hậu, vũ công Quang Đăng,.. và nhận được hơn 4.000.000 lượt tiếp cận từ công chúng trên các trang mạng xã hội.

Tiếp nối thành công của The Orange Team 2022, chương trình năm nay tiếp tục lan tỏa thông điệp "Nói không với bạo lực", hướng tới thay đổi hành vi cá nhân nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là trên không gian trực tuyến.

bao-luc-120230217155650-16766305993911950658318.jpeg

Những người có tầm ảnh hưởng: NSUT Chiều Xuân, diễn viên Đan Lê, BTV Sơn Lâm, ca sĩ Duy Khoa và các Vloggers, TikToker trong chương trình Tập huấn KOLs với chủ đề #TheOrangeTeam: Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em

anh-chup-man-hinh-2023-02-17-luc-173617-1676630599328449317170.png

Phát biểu tại sự kiện, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam cho biết: "Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong những năm qua, việc học tập, làm việc, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội khác trên mạng Internet trở nên rất phổ biến. Bên cạnh những tiện ích, môi trường không gian mạng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về bạo lực giới, thiếu an toàn cho nhiều người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết và kiến thức về an toàn và bình đẳng giới trên không gian mạng trở nên cấp bách, cần thiết hơn bao giờ hết. Những người nổi tiếng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông điệp về an toàn, bình đẳng và không bạo lực tới đông đảo công chúng."

Tiktoker Phạm Vinh chia sẻ: "Lấy quyền "Tự do ngôn luận" làm lá chắn, rất nhiều người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội là phụ nữ và trẻ em đang phải đối mặt với bắt nạt qua mạng bởi nhiều hành vi như: đe doạ, xâm hại, làm nhục, làm xấu hổ hoặc tra tấn tinh thần qua tin nhắn, trang web, mạng xã hội hay các thiết bị điện tử. Hãy là một người sử dụng mạng xã hội văn minh, cùng góp phần đẩy lùi bạo lực mạng, giúp cho mạng xã hội trong sạch hơn!".

anh-chup-man-hinh-2023-02-17-luc-173602-16766305993421284044414.png

Thành viên nhóm Vlog 1977.

Blogger Trinh Phạm cho rằng: "Tại Việt Nam, bạo lực luôn tiềm ẩn xung quanh chúng ta dưới nhiều hình thức, đặc biệt là không gian mạng. Chính vì vậy chúng ta cần nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em, chung tay đẩy lùi bạo lực trong cộng đồng. Là một người sử dụng mạng xã hội văn minh, nói không với bạo lực mạng".

Một báo cáo toàn cầu cho thấy tỷ lệ phổ biến của bạo lực trực tuyến đối với phụ nữ và trẻ em gái dao động từ 16% đến 58%. Theo The Economist Intelligence Unit, các hình thức phổ biến nhất là phỉ báng và lan truyền thông tin sai lệch (67%), quấy rối trên mạng (66%) và phát ngôn thù ghét (65%). Nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên mạng hoặc thông qua các phương tiện truyền thông có thể gây ra những hậu quả nặng nề về y tế, chính trị, xã hội và kinh tế.

anh-chup-man-hinh-2023-02-17-luc-173437-1676630599351980634660.png

 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022