Sáng 8/7, Diệp Lâm Anh đăng tải đoạn clip mặt đối mặt giữa cô, mẹ chồng và Quỳnh Thư thời điểm khi biết Đức Phạm và Quỳnh Thư có quan hệ bất thường. Trong cuộc gặp mặt đó còn có sự xuất hiện của mẹ chồng Diệp Lâm Anh, bà tỏ ra bất bình về sự việc trên.

Mẹ chồng Diệp Lâm Anh gay gắt nói: "Cún đến đây cô không biết chứ không cần đến đây để nói chuyện với con, không đủ tư cách để nói chuyện với mình. Con đi với chồng người ta là con quá sai, kể cả người ta đang li dị con cũng không có quyền làm điều đó. Mình cũng là người phụ nữ mà. Ví dụ, con có chồng nhưng chồng con đi với người khác con nghĩ sao? Còn Cún hôm nay nó hiền nó mới đến đây thôi. Nó có hình, có bằng chứng con đi với chồng nó có quyền nói. Đã đi với chồng người ta còn post đăng lên thì ai mà chịu được, đó là xúc phạm người khác đấy".

m-1156.png

Diệp Lâm Anh nghẹn ngào viết: "Nghĩ cho con là điều tôi luôn được mọi người khuyên và tự dặn mình suốt 4 năm. Cũng là lý do để tôi nuốt ngược mọi thứ cay đắng, ấm ức và khổ sở vào trong, vì sợ sau này “con sẽ buồn”, “con sẽ xấu hổ” nếu mình công khai những điều chẳng hay ho gì về cha chúng. Tôi từng làm được điều này, nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng “nghĩ cho con” là phải nghĩ xa hơn, chứ không phải khư khư giữ chúng khỏi những điều tệ hại vốn là sự thật.

Tôi hiểu ra điều đó khi bước ra phiên toà để giành quyền nuôi con và sợ hãi trước viễn cảnh con mình lớn lên sẽ giống như cha. Thương và buồn là cảm giác của tôi khi nhìn thấy người đàn ông ngoài 30 tuổi xin tạm dừng phiên toà tới 2 lần để gọi điện thoại về cho người nhà hỏi ý kiến cha mẹ.

Trong cái ngày ra toà để chứng tỏ khả năng làm cha, nuôi con, có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, anh ấy vẫn không làm được. Vẫn luôn phải nhờ người khác quyết định hộ mình, dù đó có là quyết định quan trọng nhất của một người đàn ông: Chia tay người vợ và nhận nuôi con. Nhưng tôi chỉ thật sự hoang mang và thất vọng khi cha của các con mình - đứng trước toà án - và nói những lời cực kì dại dột: Tôi không ngoại tình, tôi với cô Quỳnh Thư chỉ là bạn. Cảm giác tệ hại của tôi không đến từ lời nói dối, vì tôi quá quen thuộc với điều đó nhiều năm.

Tôi chỉ không thể nghĩ rằng trước toà án, trước thẩm phán - những người đại diện cho pháp luật và công lý - người đàn ông trưởng thành đó vẫn cư xử khờ khạo như một đứa trẻ được nuông chiều. Anh ấy không có khả năng chịu trách nhiệm cho những việc mình đã làm và thậm chí không tưởng tượng ra hậu quả của lời nói dối ra sao, trước một phiên toà. Dù thừa biết tất cả bằng chứng ngoại tình, từ clip, tin nhắn, tôi đã có quá nhiều sau từng ấy năm chung sống và chịu đựng.

Đó là lý do mà tôi quyết định sẽ phải: "Nghĩ cho con" theo một cách khác. Trẻ con khi lớn sẽ giống hệt như người nuôi dạy mình, từ tính cách tới thói quen. Có người mẹ nào muốn con trai mình lớn lên không thể biết cách tự quyết định cuộc đời mình, luôn né tránh trách nhiệm bằng những lời nói dối và không có khả năng nhận thức về hậu quả những việc sẽ làm?

saostar-0cez5acrgdaly3c8-1157.jpg

Như đứng trước một phiên toà quan trọng và thản nhiên lừa dối quan toà bằng những lời ngô nghê, không hề suy nghĩ hay không? Tôi có hiểu rằng có thể lúc nói những lời đó, thần trí anh Đức không tỉnh táo, có thể anh ấy đã không nhớ hết những điều sai trái từng làm. Nhưng quan toà thì chỉ nhìn thấy một người đàn ông chưa thể trưởng thành, không biết cách đối mặt, chịu trách nhiệm và tôn trọng bất cứ ai, kể cả những người đại diện cho công lý và chính mình.

Một vài bằng chứng nhỏ tôi đưa ra không chỉ để chứng minh chuyện anh Đức - cha của con tôi nói dối. Tôi chỉ mong những người đã làm cha, làm mẹ nhìn vào và trả lời hộ tôi câu hỏi: Một người đàn ông chưa thể trưởng thành như vậy có thể nuôi nấng, dạy dỗ một bé trai trở thành người tử tế, trung thực và có trách nhiệm hay không? Người ta có thể dạy cho con những thứ mà mình không hề có? Đó cũng là lý do tôi - sẽ bằng mọi cách - để giành lấy quyền nuôi và dạy dỗ con. Không ai muốn con mình lớn lên và không thể trưởng thành, có nhận thức như một người đàn ông thực sự. Tôi cũng vậy".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022