screen-shot-2024-05-22-at-223233-17163919657751083804601-0-0-599-958-crop-17163919710191039325980.pngThông tin tang lễ đạo diễn Nguyễn Hữu Phần

GĐXH - Lễ viếng đạo diễn Nguyễn Hữu Phần sẽ diễn ra vào 10h45 ngày 24/5 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng. Lễ truy điệu vào 12h00 và đưa tang vào 10h45 cùng ngày.

Vào 12h10 ngày 22/5, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần - "cha đẻ" của nhiều phim truyện nổi tiếng: Em còn nhớ hay em đã quên, Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình,... đã qua đời ở tuổi 77. Sự ra đi của vị đạo diễn nổi tiếng đã để lại bao tiếc thương cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và khán giả.

Mới đây, con trai ông là đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng đã nghẹn ngào nhớ lại những kỷ niệm mang tên "Bố tôi – Lão ngoan đồng của thời hiện đại". Nguyễn Hữu Trọng kể, ngày anh còn nhỏ, thi thoảng thấy bố bị mẹ mắng vì việc A, việc B gì đó trong cuộc sống… 

"Mẹ mắng cũng ghê nhưng khi đó bố chỉ cười, gãi đầu và ông luôn hát bè cùng mẹ câu kết luận của ca khúc mắng: "Ông mà là đàn bà thì chửa hoang suốt ngày". Hai bố con nhìn nhau hí hởn... 

Thú thật, lúc ấy, mình chẳng hiểu sao bố bị mẹ mắng, chẳng hiểu sao bố lại "chửa hoang" và chẳng hiểu bố gì mấy. Sau này khi lớn lên, khi ra đời, lăn lộn vào công việc với những người bạn, người em người học trò của bố (tôi gần như chưa bao giờ làm một dự án nào chung với bố) và cho mãi tới tận tuổi trung niên tôi mới thực sự hiểu ra bố mình là một con người vui nhộn, rất hồn nhiên, thật thà đến nguy hiểm và đặc biệt hơn là cả bố mải chơi thuộc hàng "có số có má" ở Việt Nam, bảo sao mẹ chả mắng", con trai cố đạo diễn "Ma làng" kể lại.

4444823758110125932340025664755844208290949n-1716443623193498863669.jpeg

Anh còn nhấn mạnh thêm về tính thật thà của bố mình bằng câu chuyện từ những người bạn của bố: "Đến giờ vẫn nhiều người bạn của bố vẫn nói mãi với tôi về tính thật thà hồn nhiên của bố. Kiểu: 'Chú vừa tán cô đó, chưa kịp làm gì, bà người yêu "thật" của chú nghi ngờ, bà ấy "quay" nhẹ bố mày phát, thế là tồng tộc khai ra… thế là tao chả còn gì với cô bồ. Thậm chí, chú còn phải chứng minh yêu bà người yêu "thật" bằng cách cưới bà ấy. Chỉ vì bố mày mà giờ vợ tao ngồi kia kìa"...

Lại có ông bạn vong niên khác mời bố về công tác và bàn bạc với nhau về việc giúp nhau cùng lãnh đạo đơn vị. Sau một thời gian ông bạn vong niên bảo: "Thằng này đếch biết giữ bí mật thì làm sao làm được chính trị. Mày mà đi hoạt động cách mạng thì khai vượt cả định mức". Hồn nhiên, thật thà, lại không hại ai nên đi đâu ai cũng quý, có cả quý thật, có cả quý moi tin nhưng từ moi tin xong lại thành quý thật".

"Tôi cũng có 3 cái mùa hè vào Sài Gòn thăm bố khi cụ rong chơi với bộ phim "Biệt động Sài Gòn". Bố đi chơi ngẫu hứng với bạn đồng nghiệp, với học trò, với các nghệ sĩ khác. Những chuyến đi khám phá chiều dài đất nước, những chuyến đi tìm hiểu các nền văn hóa, những chuyến đi trải nghiệm... thậm chí không cần tiền.

Có lần bố khoe: 'Tao đi từ đây vào Sài Gòn là chả cần cầm đồng nào vẫn xong, lúc nào gọi cái cũng có bạn ra tiếp đón và chơi vui vẻ, chán thì mới đi tiếp' - Minh bảo: 'Thế bố cũng phải có tiền nạp điện thoại mới gọi được bạn chứ' - Biết mình nói đểu, ông cười bảo: 'Thì điện thoại cứ mượn ông thứ 1 gọi ông thứ 2, cho đến cuối chặng cũng được'", đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng nhớ lại kỷ niệm.

Anh kể tiếp: "Ngoài 70 tuổi, nào là COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - PV), nào là tiểu đường mà đợt rét đầu năm vẫn đi tận Yên Bái trong cái lạnh tới 4-6 độ. Về vẫn vui vẻ tâm sự: 'Bố tí chết, lạnh thế, may mà có cái xịt mũi này nên vẫn thở được'. Tự trốn đi chơi, tự nhận tí chết rồi cũng lại tự nhận là may... có lẽ chỉ có bố tôi là vậy.

screen-shot-2024-05-22-at-152423-17163662766261293401359.png
1-17164438177851981747218.png44561559721108145359720724480931856043061901n-1716443730005526720820.jpeg

Có lẽ, những người đã gặp bố, những người giờ vẫn còn nhớ và nghĩ đến bố không ai không thấy vui khi cùng chém gió với bố. Những chuyến đi của bố như góp phần làm cho hành trình kết nối ngày thêm rộng mở trên nền tảng của sự thiện tâm và thân thiện. Giờ bố đã đi vào một chuyến đi riêng của mình mà con không thể dõi theo và cũng chẳng biết gì mà kể. Chúc bố vẫn luôn tiếp tục là "Lão ngoan đồng" dễ mến, vui tươi, chân thật. Chúc bố vẫn luôn có nhiều người bạn đáng mến dù ở cõi nào. Nhớ Bố!".

Ngay dưới bài đăng của đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng về bố, đạo diễn Trịnh Lê Phong tâm sự: "Tháng 9 năm ngoái gặp chú ở Nha Trang, hỏi thăm thì chú bỏ mũ ra xoa cái đầu lơ thơ vài sợi tóc: 'Tao vừa điều trị xong! Ngon lành rồi. Đi chơi thoải mái' - Giờ chú đã phiêu du cõi khác, rũ bỏ thân xác nặng nề vì bệnh tật!".

Diễn viên "Ma làng" Kim Oanh kể với Nguyễn Hữu Trọng về một kỷ niệm với cố đạo diễn: "Em gặp bố ở LHP Cánh diều, gặp ở sân bay, ông mất căn cước công dân, đi tìm mãi. Em bảo: 'Bố có chứng minh thư không? Bố đi bằng cái đấy về nhà làm lại căn cước công dân sau' - Ông bảo: 'Tao vẫn cầm đây' - Sau lên máy bay ông phát hiện ra Căn cước công dân ông để trong giày"; Diễn viên Nguyệt Hằng: "Chú để lại bao kỷ niệm với các thế hệ, ê-kíp đoàn phim... vui tính, tinh tế và cũng khá là "đanh đá" đến "đáng yêu". Chúc chú lên đường với thế giới mới vẫn nhiều tiếng cười và kể nhiều câu chuyện "oái oăm" ở đời!".

Được biết, lễ viếng đạo diễn Nguyễn Hữu Phần sẽ diễn ra vào 10h45 ngày 24/5 tại Nhà tang lễ 125 Phùng Hưng. Lễ truy điệu vào 12h00 cùng ngày. Vị đạo diễn phim "Ma làng" sẽ được hoả táng tại Đài hoá thân Hoàn vũ Văn Điển.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022