*Dưới đây là bài chia sẻ của tác giả Dương Minh Chu, được đăng trên trang 163.com (Trung Quốc).

Tôi tên là Dương Minh Chu, năm nay đã 80 tuổi. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, tôi rất vui khi có một cuộc sống bình dị bên con cháu.

Chồng tôi mất cách đây gần chục năm. Vì hiếm muộn nên chúng tôi không có con. Bù lại, tôi được mẹ chồng hết mực yêu thương và chiều chuộng. Bà thấu hiểu cho nỗi đau của vợ chồng tôi, do đó, bà không bao giờ lấy việc nối dõi tông đường để ép chúng tôi phải có con bằng mọi cách.

Dẫu vậy, năm tôi 42 tuổi, vợ chồng tôi vẫn quyết định nhận một đứa con nuôi là Tiểu Dương cho vui cửa vui nhà. Có thêm thành viên mới, căn nhà trước đây chỉ có 2 vợ chồng vốn buồn tênh bỗng trở nên vui vẻ, ấm cúng hơn hẳn. Cũng bởi chỉ có Tiểu Dương là con nên bao nhiêu yêu thương vợ chồng tôi đều dành hết cho con, lúc nào cũng cố gắng đầu tư cho con những điều tốt nhất. Thậm chí, ngay cả khi con trai lập gia đình, chúng tôi đã ngoài 60 vẫn chạy đôn chạy đáo lo liệu tiền tổ chức đám cưới, mua nhà và xe cho nó.

Có một đứa con chăm ngoan, có gia đình êm ấm, công việc ổn thỏa, tôi luôn cho rằng mình thật may mắn. Tuy nhiên, sau khi chồng qua đời, tôi ở 1 mình rồi cũng lâm bệnh. Một lần nhập viện sau đó đã thay đổi mọi suy nghĩ của tôi. 

4304094869550368961946563139324899397901172n-1710213920218581388190-1710223924121-1710223924498587072876.png

Lần đó, tôi bị đột quỵ rồi được hàng xóm phát hiện và đưa đến bệnh viện kịp thời nên vẫn giữ được tính mạng. Sau khi cấp cứu, bác sĩ giữ tôi ở lại viện để theo dõi thêm 1 tuần. Thời gian đó, tôi yếu về thể chất lại càng suy sụp về tinh thần khi không thấy con trai nuôi và con dâu vào thăm nom. Mãi đến ngày tôi xuất viện, tôi hỏi chuyện thì cả hai đều tỏ ra xấu hổ, lấy lý do là bận công việc và phải chăm con nên không thể túc trực ở bệnh viện.

Thực ra, tôi sẽ không cảm thấy quá thất vọng về con mình như thế nếu không thấy trường hợp của bệnh nhân ở giường bên. Bà Trương nằm cạnh tôi bị xuất huyết não, tình hình đã khả quan hơn trước rất nhiều nhờ có con cái luôn ở cạnh bên động viên và chăm sóc. Mỗi ngày, con gái và con rể của bà ấy đều luân phiên đến thăm, mua đủ loại trái cây, đồ ăn bổ dưỡng cho mẹ. Thấy gia đình họ quan tâm chăm sóc nhau đến vậy, tôi thật sự mừng cho bà Trương, đồng thời cũng không giấu nổi sự ghen tị vì người bạn này có một gia đình tuyệt vời.

Càng nhớ lại thái độ của con trai và con dâu đối với mình, tôi lại không khỏi buồn phiền trong lòng. Dù biết các con bận rộn với cuộc sống nhưng sâu thẳm trong tôi vẫn vô cùng thất vọng. Thời gian 7 ngày nằm cô đơn trong viện đã giúp tôi hiểu ra rằng tuổi xế chiều của mình không thể dựa dẫm vào các con được nữa. Có lẽ, tôi phải làm gì đó để thay đổi tình hình, cũng là tìm cho mình một chỗ dựa vững chắc cho chuỗi ngày về sau. Vì vậy nên sau khi xuất viện, tôi đã suy nghĩ mấy ngày liền rồi quyết định tìm cơ hội thích hợp để nói chuyện một cách thẳng thắn với con trai nuôi.

Hôm đó nhân lúc con trai nuôi qua đưa cơm, tôi hít một hơi thật sâu rồi nói: “Tiểu Bình à, mẹ cũng đã già yếu rồi, cũng chẳng còn ai thân thích nữa ngoài con cả. Mẹ biết và hiểu vợ chồng con công việc bận rộn nên cũng chẳng thể yêu cầu con phải suốt ngày ở cạnh bên chăm sóc. Tuy vậy, nhà của 2 chúng ta cũng gần nhau, các con có thể dành chút thời gian quan tâm đến mẹ nhiều hơn được không, dù chỉ là những cuộc gọi hay tin nhắn để mẹ biết các con đang thế nào, mẹ sẽ rất vui. "

Nghe những lời này, Tiểu Bình nhìn tôi và dường như đang suy nghĩ điều gì đó.

Tôi nói tiếp: “Lương hưu của mẹ hiện tại khoảng 7.000 NDT, là số tiền khá lớn. Ở tuổi này, mẹ cũng không chi tiêu gì nhiều nên muốn chuyển số tiền này cho con. Một nửa nhờ con tiết kiệm cho mẹ, nửa còn lại là mẹ phụ giúp các con trang trải cuộc sống. Con hãy giúp mẹ chi tiêu khoản tiền này thật hợp lý. Về mẹ, mẹ vẫn có khoản tiết kiệm nhỏ của bố ngày xưa nên các con không cần quá lo lắng. Mẹ sẽ trích một ít từ đó để thuê một người giúp việc lo lắng mọi việc trong nhà. Tuổi già của mẹ chỉ có các con là niềm vui thôi.”

top-dich-vu-cham-soc-nguoi-benh-uy-tin-nhat-hcm-17102139338961307936693-1710223925308-1710223926544439533142.jpg

Con trai tôi nghe xong lời này có chút sửng sốt. Im lặng một hồi lâu, cuối cùng nó cũng lên tiếng: “Cảm ơn mẹ vì đã hiểu cho cái khó của vợ chồng con. Con xin lỗi mẹ vì thời gian qua đã không quan tâm mẹ nhiều. Vợ chồng chúng con sẽ cố gắng sắp xếp và dành nhiều thời gian hơn cho mẹ."

Nghe những lời này, tôi khẽ mỉm cười, trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi biết các con của tôi vẫn luôn quý trọng tôi, chỉ vì vòng xoáy mưu sinh ngoài kia đã vô tình cuốn chúng đi và khiến chúng quên mất người mẹ này đã già. Chắc chắn sau cuộc trò chuyện đó, con trai tôi đã hiểu ra mọi việc và kịp thời sửa đổi. Việc tôi giao tiền lương cho các con là vì cũng mong muốn chúng không quá bị áp lực về tài chính. Khi vấn đề đó đã giảm đi, chắc chắn các con sẽ có thêm thời gian dành cho con cái và tôi.

Cũng từ sau cuộc nói chuyện đó, tình cảm của gia đình chúng tôi gắn kết hơn trước rất nhiều. Con trai dù bận rộn vẫn cố gắng gọi điện hỏi thăm tôi. Mỗi dịp cuối tuần, cả hai cũng dẫn cháu về chơi với tôi. Khoảnh khắc đó, tôi cảm nhận được hương vị tình thân thực sự chứ không phải cái người ta gọi là trách nghiệm của con cái đối với cha mẹ. Cuộc sống là vậy, đôi khi chúng ta phải sống chậm hơn một chút, phải trải qua chút biến cố để nhận ra mình đã mất gì, đang có gì và cần phải trân trọng điều gì.

(Theo 163.com)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022