Tuổi xế chiều là giai đoạn quan trọng của cuộc đời, đồng thời cũng là thời gian đầy thử thách và biến động. Đối với nhiều người, cuộc sống ở tuổi già không hề thuận buồm xuôi gió mà đầy rẫy những bất ổn và khó khăn.
Trong những năm cuối đời, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tiềm ẩn nhưng chúng ta có thể đương đầu và giảm thiểu những vấn đề này nhờ thái độ tích cực, lạc quan và một trái tim biết ơn.
Người cao tuổi thường được xem là chứng nhân của thời gian, là trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, khi tuổi tác ngày càng cao, cuộc sống sau này của nhiều người có tuổi lại đầy đau khổ, bất lực. Chính xác thì điều gì đã dẫn đến kết quả này? Có lẽ câu trả lời nằm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Khi còn trẻ, chúng ta thường nghĩ mọi thứ đều có thể, nhưng sau 60 tuổi, mới nhận ra rằng có nhiều điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Đối với những người lớn tuổi không có kế hoạch và tích lũy kịp thời thì những năm cuối đời có thể gặp nhiều khó khăn, bởi mọi thứ đều là vòng luân hồi nhân quả. Luôn có lý do khiến một người sống không hạnh phúc trong những năm cuối đời.
1. Sức khỏe xuống dốc
Khi tuổi tác ngày càng tăng, sự xuất hiện của nhiều loại bệnh tật và các vấn đề sức khỏe mãn tính có thể khiến người cao tuổi mất đi sự độc lập, tự chủ, thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của người khác (con cháu, họ hàng, hàng xóm…). Điều này không chỉ gây đau đớn về cơ thể mà còn có thể khiến người cao tuổi cảm thấy bị bỏ rơi, đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần.
2. Các mối quan hệ gia đình “tuy gần mà xa”
Những thay đổi của xã hội và “mỗi người một cuộc sống riêng” khiến mối quan hệ gia đình ngày càng phức tạp. Con cái bận rộn công việc mà lơ là không ở bên chăm sóc cha mẹ, vợ chồng mâu thuẫn vì những chuyện nhỏ nhặt dẫn đến rạn nứt quan hệ, anh chị em bất hòa trong việc phân chia tài sản hoặc các vấn đề khác... Những điều này đã gây ra tâm lý rất lớn, đau khổ cho người cao tuổi, căng thẳng khiến họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong những năm cuối đời.
3. Không có sự chuẩn bị cho tuổi già
Khi còn trẻ, nhiều người cho rằng tương lai còn rất dài, vấn đề hưu trí còn quá xa vời nên bỏ bê việc lập kế hoạch cho tuổi già an yên, sung túc. Nhưng trên thực tế, quan niệm này mang đầy rủi ro, bởi thời gian sẽ trôi qua một cách tàn nhẫn, cơ thể và năng lượng sống sẽ bắt đầu suy giảm sau tuổi già, tư duy không thể theo kịp tốc độ chóng mặt của thời đại, khiến cuộc sống những năm sau này trở nên khó khăn và lùi tàn.
4. Không trân trọng các mối quan hệ, cô đơn là chuyện không tránh khỏi
Có người khi còn trẻ đã cống hiến rất nhiều cho công việc và gia đình nhưng lại lơ là việc giao tiếp, tiếp xúc với người thân, bạn bè. Họ dành phần lớn thời gian và sức lực của mình cho công việc mà quên mất tầm quan trọng của việc dành thời gian cho cha mẹ, bạn đời và bạn bè. Tuy nhiên, trong những năm cuối đời, họ có thể cảm thấy cô đơn và lạc lõng vì những thành tựu trong sự nghiệp không thể lấp đầy khoảng trống trong các mối quan hệ của họ.
Dấu hiệu cho thấy 1 người sống sung túc, tiền tiêu không hết khi về già: Có đủ cả thì xin chúc mừng
Hãy học cách “dùng chân thành đổi chân thành”, để mối quan hệ có thể bền lâu, dù không có tiền nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy hạnh phúc miễn là có bạn bè. Không có tiền đã khổ, mà không có cả bạn bè lại càng khổ đau hơn.
Mỗi hành động trong nửa đầu cuộc đời sẽ quyết định hạnh phúc hay bất hạnh của bạn trong nửa sau cuộc đời. Vì vậy, hãy thay đổi ngay từ bây giờ, mọi thứ vẫn còn kịp. “Mất bò mới lo làm chuồng”, nhưng ít ra còn có chuồng để mua bò mới về mà nuôi. Chỉ bằng cách suy ngẫm và thay đổi, chúng ta mới có thể có được hạnh phúc và sự hài lòng thực sự.
Gác lại những tiếc nuối trong quá khứ, từ nay nhìn lại cuộc sống, trân trọng từng ngày, chăm sóc bản thân, chia sẻ hạnh phúc, tình yêu thương với gia đình, bạn bè để sau này chúng ta có thể sống trọn vẹn và tươi đẹp.