Chia sẻ của anh A Lý (Trung Quốc) trên diễn đàn Toutiao nhận được quan tâm của nhiều người. Dưới đây là tâm sự của anh.

***

"Chẳng phải cuộc đời con người chỉ là sống vì tiền bạc, danh vọng và của cải sao?" - Đó là suy nghĩ của tôi khi còn làm việc ở công ty trước khi nghỉ hưu, cá nhân tôi luôn cho rằng công việc có nghĩa là phải nỗ lực vươn lên để kiếm được nhiều tiền hơn, cuộc sống phải sung túc hơn người khác.

Vì thế khi còn đi làm, tôi luôn làm việc chăm chỉ hơn nhiều người và không ngừng tranh đấu để được thăng chức, sau cùng tôi cũng đã được thăng chức, tôi có cả danh lẫn lợi.

Tôi vốn tưởng mình đang sống một cuộc đời rất thành công nhưng không ngờ rằng sau khi nghỉ hưu, hai người đồng nghiệp mà tôi cho là kém cỏi hơn ở nơi làm việc lại có cuộc sống tốt hơn tôi.

Tại sao tôi, người vừa có được cả tiền bạc lẫn danh vọng, lại ghen tị với hai đồng nghiệp kém may mắn nhất của mình? Sau đây là câu chuyện của tôi.

Tôi năm nay 62 tuổi, sau khi bị sa thải khỏi công ty cũ 28 năm trước, tôi được phân công làm nhân viên không chính thức ở một đơn vị ở thị trấn, tuy công việc không ổn định nhưng sở hữu mức lương tương tự. Và khi đó, chỉ cần làm việc chăm chỉ thì hoàn toàn có thể được vào biên chế chính thức. Vì vậy, tôi luôn rất tích cực, dù được lãnh đạo điều động đến cấp cơ sở nào, công việc bận rộn, mệt mỏi tới đâu, tôi cũng không hề phàn nàn, tôi luôn cố gắng gánh vác mọi việc, nghiêm túc và không bao giờ bỏ bê.

Đôi khi, để chiếm được cảm tình của sếp, tôi làm mọi việc tích cực hơn đồng nghiệp, tôi cũng có mối quan hệ tốt với sếp, những ngày nghỉ lễ, tôi hay tặng quà cho sếp, chỉ cần sếp nói có việc gì cần thiết là tôi sẽ vội vàng tới dù có bận thế nào đi nữa.

Tôi nghĩ với những người không có chỗ dựa, điều kiện, vậy thì nên mở rộng kết nối để có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Trong hai năm kể từ khi vào công ty, rất nhiều đồng nghiệp tới, trong số đó có hai đồng nghiệp chạc tuổi là người khiến tôi ấn tượng nhất từ trước đến nay, tôi đã quên rất nhiều đồng nghiệp nhưng không bao giờ quên hai người họ.

Tại sao tôi nhớ họ nhiều như vậy? Thực ra là vì thái độ làm việc và quan điểm sống của họ khiến tôi khá bất ngờ vào thời điểm đó.

Một người tên là Tống, hơn tôi 1 tuổi, còn người kia tên là Đào, kém tôi 2 tuổi.

Trong khi những người khác phải làm việc chăm chỉ để trở thành nhân viên chính thức, thì họ lại rất "bất thường". Mọi người đều cố gắng hết sức để đến gần người lãnh đạo hơn và cư xử bằng nhiều cách khác nhau trước mặt lãnh đạo, nhưng hai người họ vẫn chỉ đi làm bình thường, ít nói chuyện và hiếm khi giao lưu, cũng không cạnh tranh với ai.

thang-chuc-1700543228018736298494-1700708018525-170070801866514046204-1700795348450-17007953489511575890486.jpg

Tống hơn tôi một tuổi, được nhận xét là người tử tế, lương thiện nhưng có chút không cầu tiến. Anh ấy không bao giờ có ác cảm với những người khác trong đơn vị, việc mình mình làm, không bao giờ để ý đến việc tranh giành việc hay thăng chức, anh ấy chỉ đơn giản là muốn được thoải mái trong đơn vị, không nhiều đồng nghiệp muốn thân thiết với anh ấy.

Đào, kém tôi 2 tuổi, tính cách hướng ngoại hơn Tống nhưng cũng thuộc tuýp người sống rất tự do, phóng khoáng, không bao giờ làm thêm giờ và cũng không thích thể hiện bản thân. Sau khi kết thúc công việc hàng ngày, cậu ấy luôn vội vã về nhà, không có ý định xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp hay với sếp.

Vốn là người trẻ nhất, có trình độ học vấn, ngoại hình sáng tươi tắn nên lãnh đạo rất lạc quan về cậu ấy, nhưng biểu hiện có chút "bất cần" của Đào lại khiến lãnh đạo suy xét lại.

Cá nhân tôi cũng làm việc chăm chỉ suốt hơn 5 năm, cuối cùng đã thành công trở thành nhân viên biên chế chính thức ở tuổi 40 và nhận được cái gọi là "bát cơm sắt". Sau này, sinh viên đại học ngày càng nhiều, cơ hội cho những người không phải nhân viên trở thành nhân viên chính thức ngày càng hiếm.

Vì sự xuất hiện của nhiều nhân tài, Tống và Đào không thể trở thành nhân viên chính thức như mong muốn cho đến khi nghỉ hưu. Trên thực tế, đó không hoàn toàn là do ảnh hưởng của sinh viên đại học, nguyên nhân chính là bản thân họ không đấu tranh quá sức. Nhưng dù bị gạt ra ngoài lề xã hội, Tống và Đào vẫn sống một cuộc sống tự do, dễ dàng, và rất yên bình ở nơi làm việc.

Nhưng tôi thì khác, sau khi trở thành nhân viên chính thức, tôi không ngừng theo đuổi việc thăng tiến vì biết trình độ học vấn của mình không bằng nhiều sinh viên đại học, tôi không ngừng cố gắng làm việc chăm chỉ hơn, không ngừng cố gắng làm hài lòng sếp. Vì vậy, tôi gắng giữ bản thân như một con người mới mỗi ngày, xử lý mọi công việc một cách cẩn thận và có mối quan hệ tốt với mọi lãnh đạo.

Dần dần, bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn và có mối quan hệ tốt với lãnh đạo, tôi đã có những bước tiến vượt bậc trong sự nghiệp và không bị các sinh viên đại học đến sau "giành việc".

Tôi từng bước được thăng chức trong công ty nhưng Tống và Đào lại sớm đã rời công ty.

Tống về hưu sớm hơn tôi 6 năm, trước 55 tuổi. Lúc đó tôi rất bối rối không hiểu tại sao anh ấy lại phải nghỉ hưu sớm như vậy, nếu ở lại thêm vài năm nữa thì lương hưu của anh ấy sẽ tốt hơn. Nhưng anh ấy nói rằng bản thân đã già rồi, không muốn tranh giành nữa, hơn nữa, bố mẹ anh ấy cũng đã già, anh ấy muốn về chăm sóc họ.

Đào cũng đã nghỉ hưu ba năm trước khi tôi nghỉ hưu. Mặc dù trước đó cũng đã từng có một đợt sa thải nhân viên chưa chính thức vào biên chế, nhưng vì có trình độ chuyên môn cao, chưa từng mắc sai lầm gì trong quá trình làm việc nên Đào không bị sa thải, nhưng khi biết mình có thể nghỉ hưu sớm, cậu ấy đã chủ động nộp đơn.

Vì lý do này mà tôi cũng làm công tác tư tưởng cho Đào, nhưng cũng giống như Tống, cậu ấy nói chỉ muốn nghỉ ngơi. Nhưng sau này tôi mới biết vợ của Đào đã nghỉ hưu từ hai năm trước, về ở cùng con trai để chăm sóc con cái, không muốn sống xa nhau, ở hai nơi khác nhau nên cậu ấy chọn nghỉ hưu sớm.

Tôi từng nghĩ cả hai đều khá nực cười nếu không nói là ngốc nghếch. Khi còn trẻ không chịu phấn đấu, về già lại chọn nghỉ hưu sớm dù làm như vậy sẽ bị mất đi một phần lương hưu đáng kể.

Nhưng sau khi nghỉ hưu cách đây 2 năm, tôi mới phát hiện ra mình mới là cái người ngốc nghếch nhất.

16-3-4257-17005431215141294949068-1700708019524-1700708019664701514595-1700795350174-1700795350304242777033.jpg

Để thăng tiến lên một bậc cao hơn trước khi nghỉ hưu, tôi cạnh tranh với một số đồng nghiệp. Để hoàn thành tốt công việc, tôi thường xuyên phải làm thêm giờ, thường xuyên giao lưu với nhiều người bằng nhiều cách khác nhau, về quê làm việc ở cấp cơ sở, v.v. Trong 5 năm trước khi nghỉ hưu, tôi dành phần lớn thời gian của mình để làm một việc là tranh giành vị trí phó bộ phận.

Cuối cùng, tôi được thăng chức trước khi nghỉ hưu như mong muốn nhưng tôi không thể vui mừng vì cũng đánh mất rất nhiều thứ.

Trước hết, sức khỏe của tôi bị suy giảm, do bận công việc, tôi ăn uống không đều đặn, thường xuyên uống rượu trong các cuộc tụ tập khiến tôi mắc các bệnh về dạ dày. Thiếu vận động, cơ thể thừa cân, ca huyết áp, mỡ máu, combo không thiếu thứ gì.

Thứ hai, tôi bỏ lỡ những giai đoạn quan trọng bên gia đình, vì bận rộn với công việc nên tôi đã bỏ lỡ việc dành thời gian cho con trai, tôi và con trai ngày càng ít thân thiết hơn, tôi cũng không có thời gian chăm sóc bố mẹ. Hiện tại con trai tôi đã định cư ở nước ngoài, vợ cũng đi theo, còn tôi chỉ có thể sống một mình ở nhà.

Tôi cũng dần mất đi hứng thú với nhiều điều, vì bận rộn với công việc, những môn thể thao tôi yêu thích khi còn trẻ đã bị công việc thay thế nên tôi dần mất đi hứng thú với thể thao.

Cuối cùng, tôi mất đi rất nhiều người thân, bạn bè, công việc chiếm quá nhiều quỹ thời gian vì vậy tôi càng trở nên cô đơn, ngoài đồng nghiệp, tôi không có nhiều bạn bè, người thân để kết nối.

Cứ như vậy, có được danh và lợi nhưng tôi cũng mất đi rất nhiều.

Trước đây tôi tưởng Tống và Đào là những người khốn khổ nhất vì đã chọn lối sống mà tôi coi thường nhất, nhưng giờ, chính họ đang sống hạnh phúc và tự tại hơn tôi.

Sau khi Tống nghỉ hưu sớm, anh ấy trở về quê chăm sóc chu đáo cho cha mẹ, bố mẹ anh ấy đã 90 tuổi nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Về phần Đào, gia đình sáu người của cậu ấy đều đang định cư ở thành phố, sum họp mỗi ngày. Cả gia đình thường xuyên đi ăn nhà hàng, đi du lịch, chụp ảnh gia đình… Mỗi lần nhìn thấy những bức ảnh cậu ấy đăng trên mạng xã hội, tôi lại cảm thấy rất ghen tị và ước gì được như cậu ấy.

Tuy nhiên, với hoàn cảnh hiện tại của mình, tôi e rằng sẽ rất khó khăn, vì con trai, con dâu, thậm chí cả cháu trai cũng không quá mến tôi, mỗi lần về dịp Tết chúng đều rất vội vã, và cũng không có ý định đưa tôi ra nước ngoài sống chung.

Vậy đó, tôi không bao giờ ngờ rằng hai người đồng nghiệp từng là người mà tôi không xem trọng nhất trong công ty lại trở thành người mà tôi ghen tị nhất sau khi nghỉ hưu.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022