Cách đây không lâu, câu chuyện của thạc sĩ Triết học Trần Đào trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc. Anh có bằng thạc sĩ triết học tại ĐH Tứ Xuyên. Sau khi tốt nghiệp, anh tìm được công việc với mức lương cao và sống trong một ngôi nhà rộng 80m2 nhìn ra cả một khu rừng.

Mọi thứ tưởng rằng sẽ là mãi mãi. Tuy nhiên, sau 35 tuổi, anh mất đi tất cả. Trần Đào buộc phải sống trong ngôi nhà chỉ rộng 10m2 bên ngoài đường vành đai. Không còn công việc với mức lương lý tưởng, anh phải đi ra ngoài và bắt đầu kinh doanh đồ ăn mang về. 

57-1695271061496326346208-1695297253753-16952972547751386386632.jpg

Câu chuyện của vị thạc sĩ triết học này thu hút một lượng lớn sự quan tâm của công chúng. Nguyên nhân khiến Trần Đào mất đi cuộc sống trong mơ xuất phát từ chính bản thân anh. 

Anh không có kế hoạch cho cuộc sống và sự nghiệp của mình. Trong năm thứ 15 ở Bắc Kinh, mỗi năm anh vẫn ‘nhảy việc’ 2 lần. Ở tuổi 35, Trần Đào thậm đã nhảy việc đến 30 lần. 

Ai giới thiệu đầu tư kinh doanh vào đâu, anh cũng làm theo. Sau 2 lần mở nhà hàng, anh đã chịu cảnh thua lỗ. Do số nợ quá lớn, Trần Đào buộc phải bán căn nhà của mình để trả tiền.

Thực tế chỉ ra, không có mục tiêu và tầm nhìn trong cuộc sống, bạn rất dễ rơi vào vũng lầy trên đường đi. Đừng tùy tiện thay đổi công việc. Nếu cố gắng chưa đủ và thay đổi ngành nghề liên tục, bạn sẽ bị lạc ở ngã 3 đường. Chỉ bằng cách kiên nhẫn để tiến bộ từng ngày, bạn mới có thể sống cuộc đời của theo “mô hình lãi kép”. 

Sự nghiệp của mỗi người giống một hành trình leo núi

Không biết bạn có để ý rằng sau 35 tuổi, những người xung quanh chúng ta sẽ chia làm 2 nhóm. Một nhóm bao gồm những người đã tìm được chỗ đứng cho bản thân và bắt đầu bộc lộ tài năng. Nhóm còn lại không được may mắn như thế. Con đường sự nghiệp của họ đang ngày càng thu hẹp lại. 

66-16952710380991902898137-1695297255646-1695297255857180566205.jpg

Thực tế, khủng hoảng ở tuổi trung niên xuất phát từ sự thiếu kiên nhẫn, không tu dưỡng bản thân một cách sâu sắc. Cơ hội bứt quá ở tuổi trung niên đến hay không phụ thuộc vào độ kiên nhẫn của bạn trong quãng thời gian trước đó.

Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Lương Tuấn vào làm việc tại một một phân xưởng sản xuất đầu máy. Ở thời điểm đầu, anh chỉ kiếm được 300 NDT/tháng. Khi đó, mọi người đều khuyên anh nên từ bỏ công việc này, chuyển sang làm shipper bởi thu nhập cao hơn. 

Song Lương Tuấn biết rằng việc của mình là chuyên tâm học các kỹ năng mới do tiền bối chỉ dạy thay vì quan tâm đến những phán xét đó. Ở phân xưởng, anh luôn là người đi sớm về muộn. Đến khi về nhà, anh vẫn nghiên cứu cách vẽ các mô hình máy móc trên máy tính. 

Nửa năm sau đó, do có thể thiết kế bản vẽ, lương của anh đã tăng lên 1.000 NDT/tháng. Nhờ chịu khó lại ham học hỏi, Lương Tuấn dần được thăng tiến lên cấp quản lý. 

5 năm sau, hệ thống nhà máy được cải tổ, anh thăng chức lên vị trí phó giám đốc. 10 năm sau đó, anh đã có thể tự mở công ty của riêng mình. 

Nhà văn Lý Nhạc Lương từng nói: Hãy hình dung sự nghiệp của mỗi người như một hành trình leo núi. Để leo lên đến đỉnh nhanh nhất, bạn cần sự tập trung cao độ. Nếu trên hành trình leo núi, bạn mất tập trung với cảnh đẹp của những ngọn núi kế bên, bạn sẽ khó có thể nhìn ngắm cảnh sắc trên đỉnh núi mình muốn chinh phục. 

Trong công việc cũng vậy, khi mọi người không ngừng nâng cấp chuyên môn, bạn lại chỉ thử hết công việc này đến công việc khác. Điều này khiến hành trình của bạn luôn ở điểm bắt đầu.

Giàu chưa chắc đã có giá trị nhưng có giá trị chắc chắn sẽ giàu 

Trên nền tảng Toutiao, nhiều người từng thắc mắc rằng tại sao công việc của tôi không cho mức thu nhập cao? Có một câu trả lời khá đau lòng nhưng lại được nhiều người tán thành, đó là: Không phải công việc đó lương thấp mà do bạn vô dụng. 

Mỗi kinh nghiệm bạn có cho bản thân sẽ giúp công việc của mình trở nên dễ dàng hơn  trong tương lai. Lưu Dương bắt đầu kinh doanh khi mới 20 tuổi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong suốt hành trình đó, 

Khi có thời gian, cô còn tham gia các hội thảo để lắng nghe chia sẻ của các nhà lãnh đạo hàng đầu. Cô tận dụng mọi cơ hội để hoàn thiện bản thân. 

Ở tuổi 30, Lưu Dương đã có thể chia sẻ quan điểm của mình về kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội và thu hút nhiều người quan tâm. Vài năm sau đó, cô trở thành người phụ trách chuyên mục cho một tờ báo uy tín. 

Có tầm nhìn, được tiếp xúc với người xuất sắc, công việc kinh doanh của cô vì thế cũng khởi sắc. 

Một nữ nhà văn người Trung Quốc từng nói: “Nhiều người thường xác định 2 mục tiêu để theo đuổi, đó là giàu có và trở nên có giá trị. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng người giàu chưa chắc đã có giá trị. Nhưng người có giá trị chắc chắn sẽ giàu”. 

70-16952710381771722175084-1695297256584-1695297257140840590887.jpg

Nếu tiếp tục đào sâu vào lĩnh vực của mình đang làm việc và xây dựng khả năng cạnh tranh cho bản thân, sự nghiệp của bạn sẽ được thăng tiến. Đồng nghĩa, thu nhập của bạn vì thế cũng tăng lên. 

Vậy nên thay vì nhìn trái, nhìn phải, điều bạn cần làm là tập trung và tận tâm với công việc của mình. Đến một thời điểm, bạn sẽ trở nên nổi bật bằng cách này hay cách khác. 

Nghiên cứu của Tiến sĩ Edward Banfield về động lực tiến bộ của xã hội cho thấy những người thành công thường có tầm nhìn dài hạn. Họ xem xét sự nghiệp của mình dựa trên chu kỳ 5 năm hay 10 năm. 

Bạn cần hiểu rằng, một công việc không chỉ cho thấy số ngày làm việc mà còn là tổng thể của trí tuệ và kinh nghiệm. Công việc nào bạn dành đủ thời gian cho nó ắt sẽ gặt hái được ‘trái ngọt’. 

Xác định lĩnh vực theo đuổi, cống hiến hết mình cho nó, bạn sẽ trở thành người không thể thay thế. Dù làm việc trong lĩnh vực nào, những cá nhân này luôn ở đỉnh cao.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022