Thời gian gần đây, mạng xã hội TikTok bỗng nổi lên xu hướng mới khá lạ mang tên "shifting" (sự dịch chuyển). Xu hướng này đã thu hút được hàng chục tỷ lượt xem trên nền tảng TikTok từ những hashtag khác nhau.

Shifting là gì?

Theo định nghĩa trên trang Wikihow, khái niệm "shifting" được hiểu là "dịch chuyển", trong đó người ta thực hiện việc chuyển đổi, chuyển tiềm thức của họ từ thực tế hiện tại (CR) sang thực tế mong muốn (DR) thông qua sự kết hợp giữa hình dung và thiền định.

Thực tế mong muốn (DR) này có thể là bất cứ điều gì mà một người muốn, ngay cả những thế giới đầy hư cấu như trong Harry Potter chẳng hạn.

reality-shifting-1642621429-1708679817110625884753-1708692775485-17086927769271382509163.jpg

Ảnh minh họa.

Khái niệm dịch chuyển thực tế (Reality shifting) dựa trên Lý thuyết Đa vũ trụ, còn được gọi là Giả thuyết Nhiều Thế giới. Giả thuyết này đề xuất rằng mọi dòng thời gian thay thế có thể có đều có thật và những dòng thời gian này tồn tại trong các vũ trụ song song.

Trong một video hướng dẫn "dịch chuyển" với hơn 1,5 triệu lượt xem, YouTuber Kristeau cho biết: "Chúng ta thực sự đang dịch chuyển hàng chục lần trong mỗi thời điểm chúng ta đang sống và hầu hết mọi người thậm chí không nhận ra điều đó. Mỗi hơi thở chúng ta đều đang chuyển động, mỗi lần chúng ta chớp mắt là chúng ta đang chuyển động".

Kristeau là thành viên của cộng đồng "những người dịch chuyển (shifters)" (tin rằng họ có thể sống trong một vũ trụ do mình tưởng tượng ra).

Đối với cá nhân Kristeau, vũ trụ tưởng tượng của cô giống như trong bộ truyện anime nổi tiếng mang tên "My Hero Academia". Đối với những người khác, họ hình dung ra những vũ trụ khác biệt, ngoài vũ trụ thực của con người.

Tiến sĩ Eli Somer, giáo sư tâm lý học lâm sàng tại Đại học Haifa ở Israel, mô tả đó là "trải nghiệm có thể vượt qua giới hạn vật lý của một người và đến thăm các vũ trụ thay thế, chủ yếu là hư cấu".

Bài báo mang tính học thuật của ông về "sự dịch chuyển" đã được tạp chí nghiên cứu "Tâm lý học hiện tại" (Current Psychology) xuất bản vào tháng 10 năm 2021.

Hiện nay, xu hướng "shifting" ngày càng trở nên phổ biến trên TikTok, các hashtag #shifting và #shiftingrealities có tới 9,1 tỷ và 2,9 tỷ lượt xem.

how-to-reality-shift-17086799392721063897366-1708692777890-17086927782541360729682.jpg

Ảnh minh họa.

Nhưng cư dân mạng đã có những lo ngại về việc việc dịch chuyển có thể tác động như thế nào đến tình trạng sức khỏe tâm thần. Nhiều TikToker và YouTuber cho rằng việc dịch chuyển đã tác động TIÊU CỰC đến sức khỏe của họ.

Tờ Bussiness Insider đã nói chuyện với những người từng thực hiện việc "dịch chuyển" và các chuyên gia về hiện tượng đang lan truyền trên mạng này.

Tự tìm kiếm lối thoát trong một thế giới ngày càng căng thẳng?

3 người từng thực hiện việc "dịch chuyển" nói với Bussiness Insider rằng họ bắt đầu việc này như một cách để thoát ly thực tại.

Đối với Anya Woods (17 tuổi) sống ở Manchester, Vương quốc Anh, việc "dịch chuyển" rất hấp dẫn vì nó mang lại cho cô "cảm giác phấn khích và cơ hội" trong đợt cách ly vì COVID-19 vào mùa xuân năm 2020.

Trong khi đó, Lupe Ojeda (cũng 17 tuổi) nói rằng cô bắt đầu thực hiện "dịch chuyển" vì "không hài lòng" với cuộc sống của mình.

Theo Saul Rosenthal, một nhà tâm lý học ở Boston, việc "dịch chuyển" có thể là "một phản ứng trước những tác nhân gây căng thẳng thực sự của sự cô lập xã hội và áp lực do đại dịch Covid-19 mang lại".

Ông nói thêm: "Nó có thể là cách cố gắng có được cảm giác kiểm soát tốt hơn trong một thế giới ngày càng nguy hiểm hơn".

Cô gái trẻ tên Sarah (18 tuổi) nói với Bussiness Insider rằng cô muốn "dịch chuyển" vì "cực kỳ chán nản và muốn tự tử". Đối với Sarah, việc "dịch chuyển" dường như là một phương tiện "hoàn hảo" và "an toàn" để thoát khỏi các vấn đề về cuộc sống và sức khỏe tâm thần bởi vì "mọi người nói rằng bạn có thể tạo ra thế giới hoàn hảo khác và sống ở đó".

Tương tự như chánh niệm và thiền định?

Thực tế thì, các phương pháp thực hành nhằm giúp con người rời bỏ thế giới thực, chẳng hạn như chánh niệm, thiền định, thôi miên hoặc kỹ thuật hình dung Kabbalah, đã có từ nhiều thế kỷ trước.

Pamela Rutledge, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Truyền thông, cho biết: "Dựa vào tất cả các video về "dịch chuyển" trên mạng, có thể thấy đây là một hình thức thiền định - cho dù bạn có coi đó là tự thôi miên hay không". 

Đã có những lợi ích tích cực được ghi nhận, ngay cả khi chúng liên quan đến việc tập trung vào một vũ trụ hư cấu.

Một yếu tố quan trọng của "dịch chuyển" là việc tạo ra hoặc viết kịch bản cho giấc mơ hoặc hiện thực mong muốn, được gọi là "DR" trên TikTok.

DR có thể là những thế giới hư cấu - như trường phù thủy Hogwarts trong Harry Potter hoặc Vũ trụ Điện ảnh Marvel - và những người dịch chuyển tự "viết kịch bản" về cuộc sống của họ trong đó, bao gồm cả ngoại hình, các mối quan hệ và tương tác.

Mallory Grimste, một nhà trị liệu tâm lý, cho biết: "Việc tưởng tượng hoặc hình dung bản thân trong một thực tế khác có thể là chiến lược đối phó rất lành mạnh đối với nhiều người. Nhiều nhà trị liệu thường giúp khách hàng của họ tạo ra 'không gian yên tĩnh, an toàn' của riêng họ để hình dung khi nào họ cần điều chỉnh lại những phản ứng và cảm xúc tiêu cực".

Nhưng nguy hiểm khôn lường

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Joshua Klapow, việc thay đổi thực tế vốn dĩ không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu một người lạm dụng nó để thoát khỏi cuộc sống hiện tại thì mối lo ngại sẽ nảy sinh.

Joshua nói rằng cô đã ngừng thực hiện việc "dịch chuyển" vì nó đã trở thành nỗi ám ảnh. Cô cho biết cô "không còn thích mọi thứ" trong cuộc sống hàng ngày vì thường xuyên bận tâm đến thế giới trong mơ của mình.

reality-shifting-symptoms0-1708679817066106596967-1708692779013-1708692779306455007923.jpg

Ảnh minh họa.

Đây cũng là cảm nhận của Ojeda và Sarah, cả 2 đều nói rằng họ bắt đầu bỏ bê và tách mình ra khỏi thực tế vì họ thực sự tin rằng mình có thể thường trú trong DR của mình.

Sarah kể rằng việc "dịch chuyển" giống như cách mọi người mô tả về ảo giác khi sử dụng ma túy.

Cả 3 người từng thực hiện việc "dịch chuyển" đều nói rằng ở một khía cạnh nào đó, việc này khiến sức khỏe tâm thần của họ trở nên tồi tệ hơn.

  • avatar1683459232952-1683459233608318659926.png

    Vì sao bố mẹ sinh trong thời khó vẫn nhà xe đủ cả, giới trẻ đi làm quanh năm có người chẳng đủ ăn, nợ nần chồng chất

Ojeda, người mắc chứng trầm cảm, lo âu và OCD, cho biết cô đã ngừng "dịch chuyển" vì điều đó khiến cô trở nên "ảo tưởng". Và một trong những ảo tưởng này là niềm tin rằng người tri kỷ của cô sống trong DR của mình, điều này càng thúc đẩy mong muốn chuyển đến đó vĩnh viễn.

Theo Phillip Reid, giáo sư tâm lý học tại Đại học Cardiff ở Wales, việc tạo ra thế giới tưởng tượng khác với thực tế có thể khiến con người mất liên lạc với cuộc sống hiện tại.

Ông nói: "Những người trẻ tuổi không có ý thức mạnh mẽ về bản thân có thể gặp nguy hiểm, vì xa rời thực tế", đồng thời cho biết thêm rằng đây có thể là một "dấu hiệu dự đoán chứng rối loạn tâm thần".

Nhà tâm lý học Joshua Klapow nói thêm: "Giống như bất kỳ hành vi nào khác, sự thay đổi càng chiếm ưu thế thì càng dẫn đến một cuộc sống mất cân bằng và không lành mạnh. Đối với những người có nguy cơ mắc các tình trạng phân ly, chẳng hạn như rối loạn tâm thần, nó có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn".

Nguồn: BI

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022