HAIN2695-9713-1711980458.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cktU7JqL9dmb7WXSugDoBA

NTK cho biết đây là một trong số ít lần cô nhận lời làm áo dài cưới. Thiết kế của chiếc áo dài đôi thể hiện hạnh phúc của một gia đình đầy đủ với năm tà: hai tà trước là cha mẹ, hai tà sau là vợ chồng, tà thứ năm ở bên trong đại diện cho con cái. Phía trước áo có 5 hạt nút, tượng trưng cho các đức tính nhân - nghĩa - lễ - trí - tín được đề cao trong văn hóa Á đông. Cô dâu có thêm một áo choàng đỏ phía ngoài.

2L9A9729-JPG-2807-1711980459.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0oVaXofA8ElN5ZXFYQef-Q

Lưng áo thêu hình chim hạc - biểu tượng của hạnh phúc. Phần tà áo vốn là áo mệnh phủ của hoàng hậu xưa, được cách tân cho phù hợp với áo dài cưới hiện đại. Tên gọi của đôi áo là "Hình Bóng", ngụ ý cầu chúc tình cảm vợ chồng luôn bền chắc như hình với bóng.

HAIN0540-1396-1712031849.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZNGDgS21UiRjKcHtI8-vtQ

Cô dâu Mika Nguyễn là người gốc Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Australia. Chú rể Angelo Lin là người gốc Hoa, sinh sống và lớn lên ở New Zealand. Mika và Angelo từng học cùng đại học ở Anh, sau đó học tiếp Thạc sĩ tại Australia. Tháng 12/2014, Angelo tỏ tình với Mika và bắt đầu chặng đường 10 năm yêu. Suốt một thập kỷ, cả hai chỉ chia tay một lần và diễn ra trong hai tiếng đồng hồ. Đôi uyên ương cho biết chuyện tình diễn ra êm đềm, ngọt ngào và hòa hợp. Tới tháng 12/2023, Angelo cầu hôn Mika Nguyễn.

HAIN1144-1660-1711980457.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ozhuMUlKy6oXuN9mLp_YZw

Buổi lễ hằng thuận của Mika Nguyễn và Agelo Lin diễn ra ở Tịnh viên Maha Mangala (cụm lưu trú và bếp ăn chay trên bờ biển Đà Nẵng). Bên cạnh câu chuyện về tấm áo, lễ hằng thuận của đôi uyên ương cũng có nhiều điểm đặc biệt. Vì bố cô dâu có duyên với tu hành từ sớm nên cả hai con gái đều lớn lên trong môi trường thực hành nếp sống thiền. Sau này, bố cô dâu chọn xuất gia, được vợ và con ủng hộ. Khi Mika kết hôn, bố cũng đồng hành cùng cô.

2L9A0176-JPG-6862-1711980457.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=92TR093KQBPo2T80y9vpFQ

Thầy Thiện Tuệ (bên phải) - thân sinh của cô dâu, người mà cô dâu gọi thân thương là "Sư Bố" - chủ trì làm lễ. Thầy Thiện Tuệ đánh chuông Đại Hồng, âm thanh an lạc để bắt đầu nghi lễ, đánh chuông tri âm khi các nghi lễ kết thúc. Đôi uyên ương cũng trải qua nghi thức bái lạy thiên địa, đấng sinh thành, thầy bạn để tạ ơn. Sau đó, cả hai dâng trà mời ông bà, bố mẹ đôi bên.

HAIN1576-7717-1711980458.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=F6_rccOYjcZITZFBT4OImA

Những lời tác bạch, chúc phúc của đôi uyên ương và gia đình hai bên giúp không khí buổi lễ trở nên ấm áp, xúc động.

HAIN0021-1-7395-1711980458.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qzNOYnTcswXv8reAW6sfAA

Không gian làm lễ hằng thuận trang nghiêm. "Tôi cùng gia đình dành 6 tháng cùng làm việc, lên kế hoạch cho một buổi lễ đảm bảo tính truyền thống nghi thức theo văn hóa Á đông và nếp sống thiền của gia đình, nhưng vẫn phải đời thực, gần gũi và chạm cảm xúc", tổng đạo diễn Lê Thùy Thảo Nguyên cũng là người lên ý tưởng trang trí và kịch bản cho hay.

HAIN0031-5290-1711980458.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=lCtN-BWdRzqSI-E7Vom_Hg

Thảo Nguyên cho biết trong gần 10 năm sự nghiệp, đây là sự kiện thách thức nhất bởi gia đình hai bên có nếp sống tinh tế, có gu, giản dị nhưng không sơ sài. Không gian làm lễ mang tông nâu gỗ chủ đạo, bài trí kết hợp hoa tươi, điểm xuyết trang trí tông màu đỏ, mang ý nghĩa hỷ theo quan niệm Á đông.

HAIN0066-4098-1711980459.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=KyLdcNMCgHD1efn6Eu2zjA

Khi lễ hằng thuận kết thúc, các khách mời tham gia hoạt động mới ở khu vực khác, gồm trải nghiệm thiền hành, dự tiệc buffet chay. Ngay bên ngoài cổng đón khách là một đội trống lân chào mừng. Không gian lấy concept mộc, Á đông làm chủ đạo. Chủ đề "Nơi sự sống bừng nở" (Life in full bloom) để "Đơm hoa kết trái" của sự kiện cũng là thông điệp được gia đình gửi gắm, hướng đến nếp sống thực tại, an lành, giản dị và chân thật. "Toàn bộ vật liệu tre, gỗ sử dụng trong tiệc đều được đặt làm mới hoàn toàn vì ở Việt Nam chưa từng có sự kiện tiệc nào có concept tương tự, không thể thuê mướn bên ngoài", Tổng đạo diễn Lê Thùy Thảo Nguyên nói.

HAIN1921-3279-1712031850.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=D26nLjz-0GvSphoHmjOJtg

Đôi uyên ương và các vị khách đi chân trần trên bãi biển trong thanh âm dẫn thiền của thầy Thiện Tuệ.

TATR3639-1113-1711980459.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=VDsVQ2rouOTilnkhodKSvQ

Sau các bài tập thiền hành, khách mời tham dự buffet chay trên bãi biển.

TATR3630-9129-1711980460.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IxiZDJmKkkQmRiKSTjyfBw

Không gian chiêu đãi tiệc buffet chay theo concept một khu vườn thiền. "Không dễ tạo ra được chất 'mộc' nhẹ nhàng, giản dị mà vẫn thật tinh tế như nếp sống thiền. Chúng tôi đã phải thảo luận rất nhiều trong khâu lên ý tưởng, chọn vật liệu, và cả tiến hành thực hiện các chi tiết", tổng đạo diễn cho hay. Từng bàn tiệc được đặt tên Bình Yên, Nụ Cười, Tròn Đầy, Phúc Đức, Thảnh Thơi, Chân Thật... thay lời cầu chúc, tri ân của gia đình dành cho những vị khách. Từng tờ giấy đặt tại đĩa của khách mời đều ẩn chứa thông điệp yêu thương, giúp con người đạt được hạnh phúc, cảm nhận bình an trong tâm.

TATR5632-8811-1711980460.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PP8QO1hYspJErQfUK_NMkw

Các món ăn trong buổi tiệc đều được đầu bếp cùng mẹ lên kế hoạch để chạm đến cảm xúc ẩm thực, thông qua câu chuyện tình yêu: Nhân duyên, Hiểu và Thương và Tri ân. Sau khi tàn tiệc, nhiều người vẫn nán lại tận hưởng dư âm an lành của buổi lễ.

Hằng Trần Ảnh: Hải Nguyễn, Kim Bánh Trôi Nước

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022