Hai ngày trước, một người bạn đến gặp tôi chia sẻ. Cậu ấy kể rằng một ngày nọ khi đang ở trong nhà vệ sinh, cậu ấy tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của các sếp. Trong lúc trò chuyện, cậu ấy bất ngờ phát hiện ra lương của thực tập sinh mới trong bộ phận cao hơn lương của cậu ấy rất nhiều. Một nhân viên lâu năm làm việc chăm chỉ cho công ty trong suốt nhiều năm không một lời phàn nàn, để rồi cuối cùng còn không bằng cả một người mới đến.
"Thật là bực bội. Tớ thực sự không thể làm công việc tồi tệ này nữa."
Cậu ấy tiếp tục phàn nàn:
"Sếp của tớ rất khắt khe và sẽ luôn chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất nếu ai đó làm không đúng. Đồng nghiệp cũng không dễ dàng hòa hợp, bề ngoài thì cười nhưng thỉnh thoảng lại đâm sau lưng nhau. Cậu nghĩ tớ có nên nghỉ việc không?"
Nghe xong tôi chỉ đưa ra một lời khuyên: hãy đi làm với tâm lý thất nghiệp.
1. Tại sao đi làm với tâm lý thất nghiệp?
Cách đây không lâu, trên mạng có một bài đăng được bàn luận sôi nổi trong một thời gian rất dài. Cư dân mạng này ban đầu làm việc tại một nhà máy lớn nhưng đã quyết định nghỉ việc vì bốc đồng. Kết quả là sau khi nghỉ việc, dù đã nộp hồ sơ xin việc cho rất nhiều công ty, nhưng những gì anh ấy nhận được lại chỉ là "không phù hợp" hoặc "không hồi đáp".
Câu chuyện này làm tôi nhớ đến lời chia sẻ của một doanh nhân khá có tiếng: "Nếu bạn chưa nhận ra tình hình việc làm năm nay nghiêm trọng đến mức nào thì bạn rất có thể sẽ bị xã hội đào thải. Tôi khuyên các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc làm năm nay phải có tâm lý kỳ vọng phù hợp và không quá kén chọn.
Những nhân viên văn phòng không hoàn toàn chắc chắn về công việc của mình không nên thay đổi công việc hoặc nghỉ việc một cách dễ dàng.
Trong ba năm tới, mục tiêu của hầu hết các công ty là hai từ: tồn tại.
Vì vậy mục tiêu của bạn cũng phải dựa trên điều này, trước tiên bạn phải sống sót và có thể tự nuôi sống mình, đây là điều quan trọng nhất."
Chia sẻ này nghe có vẻ hơi trần trụi, nhưng nó cũng không phải là không có lý.
Nhà văn Murdo có một người bạn từng làm ở bộ phận front-end ở một công ty thuộc top 100. Anh cần mẫn làm việc suốt 5 năm, ngỡ rằng mình sẽ được thăng chức quản lý như ý muốn. Tuy nhiên, một tình huống bất ngờ xảy ra, công ty tổng cử xuống một lãnh đạo và trở thành cấp trên trực tiếp của anh ấy.
Người bạn không thể nuốt nổi "cục tức" này và đã nộp đơn xin nghỉ việc lên công ty. Anh vốn nghĩ rằng với sơ yếu lý lịch của mình, việc tìm được một công việc khác sẽ không khó. Nhưng thực tế là sau hai tháng liên tục nộp hồ sơ, tất cả đều chẳng đi đến đâu.
Cuối cùng, anh ấy cũng tìm được việc làm, nhưng cả nguồn lực lẫn cách môi trường của công ty mới đều không thể so sánh được với công ty trước đây của anh. Đến lúc đó anh mới nhận ra quyết định nghỉ việc của mình là hấp tấp ra sao.
Có người từng hỏi rằng: Thất nghiệp rồi bạn mới hiểu ra được điều gì? Có một câu trả lời khiến tôi đặc biệt ấn tượng:
"Tôi luôn cảm thấy số tiền ít ỏi đó chẳng là gì cả, nhưng khi đến ngày trả nợ ngân hàng, tôi mới nhận ra số tiền ít ỏi ấy quan trọng biết bao.
Tôi luôn nghĩ rằng công việc tồi tệ đó không phải là hiếm, sau khi bị mất việc, tôi nhận ra rằng tìm một công việc mới thực sự khó hơn tôi tưởng tượng rất nhiều."
Khi áp lực việc làm không ngừng gia tăng, việc làm ngày càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, nếu hiện tại bạn đang có một công việc để kiếm sống, hãy trân trọng nó.
2. Khi đang có việc làm, xin đừng dễ dàng bỏ cuộc
Có một chủ đề trên mạng xã hội rằng: "Bạn cần kiếm bao nhiêu tiền mỗi tháng để nuôi gia đình?"
Một blogger chia sẻ câu chuyện của mình như sau: Trước đây anh làm việc trong lĩnh vực Internet, kiếm được mức lương hàng năm hơn 900 triệu. Hai năm qua, công ty làm ăn không tốt, việc kinh doanh gần như đóng cửa nên anh nhận gói trợ cấp thôi việc và nghỉ việc.
Anh nói với vợ: "Hơn 20 năm làm việc cường độ cao, anh mệt quá, trước mắt cứ ở nhà nghỉ ngơi cái đã."
Ngay khi anh dự định nghỉ ngơi một thời gian thì một công ty Internet khác đã tìm tới anh và đề nghị mức lương hàng năm là 1,3 tỷ đồng.
Anh nghĩ đi nghĩ lại, cảm thấy bản thân cũng đã đến tuổi trung niên, cơ thể không còn chịu nổi nữa nên định từ chối.
Tuy nhiên, lúc này, con gái anh được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực và thường khóc vô cớ. Để chữa bệnh cho con, vợ anh đã nghỉ việc ở nhà, và anh đã chấp nhận lời đề nghị của công ty mới mà không hề do dự.
Cuối câu trả lời, blogger này nói:
"Chỉ sau khi mất việc, tôi mới nhận ra rằng cảm giác an toàn của một gia đình đều do tiền mang lại. Trong xã hội khó lường này, bạn không thể đoán trước được khi nào điều bất ngờ sẽ xảy ra. Con bị bệnh, ba bị ngã... có thể mang lại gánh nặng lớn cho gia đình. Trước những bất ngờ chưa biết này, tiền luôn là phương tiện bảo vệ tốt nhất. Vì vậy vào lúc này, chỉ cần có việc để làm thì đừng dễ dàng bỏ cuộc".
3. Sức mạnh của người lớn thực ra bắt đầu từ việc chịu đựng những bất bình
Một độc giả từng viết thư hỏi nhà văn người Nhật Chizuru Ueno. Cô cho biết, cô làm ở công ty đã nhiều năm nhưng thu nhập chưa bao giờ cao. Vì nghèo nên quần áo tôi mặc hàng ngày đều nhăn nheo, hộp cơm tôi ăn cũng đơn giản nhất. Cô cũng không được đồng nghiệp trong công ty ưa thích, và mọi người thường bàn tán sau lưng về cuộc sống nghèo nàn của cô. Cô hỏi Chizuru Ueno ý nghĩa của công việc là gì và liệu cô có nên tiếp tục hay không.
Chizuru Ueno đáp lại bằng một lá thư dài, nhưng câu quan trọng nhất là:
"Làm việc vì thu nhập chứ không phải vì ý nghĩa. Nếu không có cơ hội việc làm tốt hơn, tôi sẽ ở lại đây dù có bị người khác ghét bỏ. Đúng vậy, công việc không phải là bạn có hạnh phúc hay không, làm việc là vì cơm áo gạo tiền."
Khi mới tốt nghiệp đại học, tôi là một người trẻ đầy nhiệt huyết. Vì không đủ năng lực nên tôi bị cấp trên mắng nhiều lần đến phát khóc, đồng nghiệp cũng tỏ ra khinh thường tôi. Lúc đó tôi rất không phục.
Trong báo cáo chẳng phải chỉ có hai lỗi chính tả thôi ư? Có cần phải vì điều đó mà chì chiết một người mới tới như vậy hay không? Chẳng phải PPT chỉ có một chút vấn đề thôi sao, có nhất thiết phải mắng tôi trước mặt toàn công ty hay không? Sau một khoảng thời gian chịu nhiều ấm ức như vậy, tôi đã chọn dứt khoát rời khỏi công ty. Nhưng khi đi lang thang khắp thành phố rộng lớn, tôi mới bắt đầu hối hận.
Bởi lẽ lúc đó, trong túi tôi chỉ còn hơn 1 triệu, và tôi biết rằng mình sẽ sớm phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan về sinh hoạt phí. Chỉ sau khi mất việc, tôi mới nhận ra rằng đứng trước chuyện sinh tồn, những bất bình đó chẳng là gì cả.
Một trong những chân lý vĩ đại của cuộc đời là trừ khi trong nhà có tài sản, nếu không thì cuộc sống này sẽ luôn đi kèm với những bất bình.
Sau này, tôi đã thay đổi nhiều công việc và gặp gỡ nhiều người, nhưng dù là ở đâu, tôi cũng sẽ vẫn gặp phải những tình huống tương tự như khi còn ở công ty cũ.
Dần dần, tôi bắt đầu nhận ra rằng những ngày mà lòng tự trọng của tôi bị suy sụp và những lúc tôi đầy bất bình thực ra đang buộc tôi phải trưởng thành.
Ngày qua ngày, năm qua năm, tôi dần dần trưởng thành và trở nên bất khả xâm phạm, cũng không dễ bị đánh bại.
Sức mạnh của người lớn thực ra bắt đầu từ việc chịu đựng những bất bình.
Cuối cùng, hãy để tôi chia sẻ với bạn về một phim hoạt hình:
Một người đàn ông bị công việc của mình tra tấn đến mức suy sụp, anh ta ngửa mặt lên trời và hét lớn: Tôi ghét công việc của mình! Ngay sau đó, người bên cạnh lộ ra ánh mắt ghen tị: "Ít ra cậu còn có một công việc."
Xã hội ngày nay, không có công việc nào là dễ dàng, điều bạn ghét có thể lại là điều người khác mơ ước. Vì vậy, dù bạn có vô số lần muốn từ bỏ công việc của mình, hãy thúc đẩy bản thân kiên trì. Bởi vì miễn là bạn có việc làm, bạn đã là người may mắn - ít nhất công ty của bạn có thể bảo vệ bạn. Giống như vậy, khi cảm thấy mệt mỏi với công việc, hãy cố gắng làm việc với tâm lý thất nghiệp. Khi bạn cống hiến hết mình cho sự nghiệp trước mắt, mọi việc sẽ không còn khó khăn nữa. Tôi tin rằng một ngày nào đó, những giờ làm thêm, những giọt mồ hôi và những khó khăn đó sẽ trở thành phần thưởng cuộc sống dành cho bạn.