Thế hệ trước thường thích người thân đến nhà chơi và ở lại, họ cảm thấy nếu để khách tự thuê chỗ ở bên ngoài thì không được chu đáo, thiếu nhiệt tình. Nhưng ngày nay, nhiều người thân đến thăm thường tự đặt khách sạn. Một số người thân rất hiểu chuyện, chủ động đặt phòng khách sạn trước khi đến. Tuy nhiên, vẫn còn một số người muốn tiết kiệm tiền bằng cách ở lại nhà người khác.

Câu chuyện thứ 1

Cách đây không lâu, một phụ nữ Trung Quốc đã lên mạng than phiền về một trường hợp người thân "kỳ quặc" muốn ở nhờ nhà cô trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh để tiết kiệm tiền khách sạn, điều này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

Cô kể rằng em trai của bà cô nói sẽ đến đây chơi vào dịp Quốc khánh, tiện thể ghé thăm nhà cô. Sau đó, cả gia đình họ, bao gồm con trai, con dâu, cháu trai và cháu gái đều đến. Ban đầu, cô nghĩ họ đi du lịch, mà lại đi đông người như vậy thì chắc chắn sẽ ở khách sạn, nên cô cũng không bận tâm. Cô nghĩ hai nhà cùng nhau ăn một bữa cơm, gặp gỡ cũng rất tốt.

Thế nhưng, ngay khi đến nơi, họ lại nói rằng dịp Quốc khánh rất khó đặt phòng khách sạn, nên muốn ở lại nhà cô. Nghe vậy, cô ấy rất lo lắng, đành miễn cưỡng nói: “Đông người như vậy thì làm sao ở hết được?”.

Sau đó, con trai của người kia nói: “Vậy để xem khách sạn thế nào đã”.

Rồi họ không hề đề cập đến chuyện tối sẽ ở đâu. Đến gần bốn giờ chiều, cô ấy lại hỏi con trai của người kia “Đã đặt phòng khách sạn chưa?”.

edit-v2-5d2e13bed02c824d4830466b191d50f71440w-17370483209891913261012-1737048507117-1737048507256583555946-1737457569045-1737457569362284772864.jpegedit-v2-9c1c4be200ce8af6924b0a80f80c6eaf1440w-17370483322891883354071-1737048508064-17370485081972086653950-1737457570140-17374575703141381182433.jpeg

Anh ta trả lời rằng anh ta không mang theo chứng minh thư, không biết khách sạn có cho ở hay không. Thật là hết nói, cả gia đình năm người đi du lịch vào dịp Quốc khánh mà không đặt phòng khách sạn trước, lại còn không mang theo chứng minh thư, thật không hiểu họ làm gì.

Đến bữa tối, bố của anh ta buông một câu: “Thực ra đặt cũng được! Không đặt cũng được”.

Thế là cả gia đình năm người thật sự đến nhà cô ấy ở. Họ không hề khách sáo, tự nhiên vào bếp nấu bữa tối. Trưa hôm sau họ lại nấu một bữa nữa. Vì cháu của họ kén ăn, nên họ còn mang theo cả đồ ăn riêng, đút từng miếng, dỗ dành cho cháu ăn.

Hai đứa trẻ thì chạy nhảy khắp nhà, bố mẹ và ông bà của chúng cũng không nói không rằng. Mãi đến ngày hôm sau, thấy gia đình cô ấy không mấy muốn họ ở lại, thì đến chiều họ mới rời đi.

***

Đây chỉ là một trong số rất nhiều câu chuyện về ứng xử giữa người thân, họ hàng. Không ít người cho rằng, họ hàng đến thăm nhau là chuyện vui nên tiếp đón nồng nhiệt thay vì tính toán chi ly. Người thân đến chơi phải ở lại nhà mình, ra ngoài thuê phòng thì còn "thể thống gì nữa".

Dẫu vậy, cũng có một số thực tế đằng sau những câu chuyện ứng xử này.

Có lẽ không ít người tự hỏi, tại sao con người ngày nay không còn nhiệt tình, cởi mở như trước, mà trở nên lạnh nhạt, thờ ơ đến vậy?

Bước qua tuổi năm mươi, người ta mới thấu hiểu một điều, việc cho người thân ở nhờ không hề đơn giản như vẻ bề ngoài.

Câu chuyện thứ 2

Tôi có một người bạn sống ở thành phố, trong một căn hộ hai phòng ngủ. Cuộc sống của cô vốn khá thoải mái, dễ chịu. Thế nhưng, một ngày nọ, một người họ hàng xa bất ngờ liên lạc, nói rằng họ từ quê lên thành phố làm việc và muốn tá túc ở nhà cô một thời gian.

Ban đầu, bạn tôi rất vui vẻ, nghĩ rằng người thân đến thăm là một chuyện đáng mừng. Nhưng chỉ vài ngày sau, cô bắt đầu than phiền. Căn nhà vốn đã không rộng rãi, nay có thêm người ở, không gian sinh hoạt như bị thu hẹp lại. Lối sống tự do, thoải mái vốn có trong chính ngôi nhà của mình bỗng biến thành kiểu sống “né tránh”, gò bó.

edit-v2-369343fbee1e3af1eb75eea2edc2b4df1440w-173704835932876026646-1737048506459-17370485070201824619264-1737457570967-17374575711531258750972.jpeg

Con của cô ấy buộc phải nhường phòng riêng, còn bản thân cô thì phải ngủ ở phòng khách mấy ngày liền. Thực tế cho thấy, chỉ cần ở chung vài ngày, mọi người sẽ cảm thấy mệt mỏi vì đủ thứ bất tiện. Đặc biệt là ở thành phố, vấn đề không gian chật hẹp, thiếu phòng ốc thực sự rất đáng quan tâm.

Suy cho cùng, phần lớn các gia đình ở thành phố chỉ có hai hoặc ba phòng ngủ, không có phòng trống dư thừa. Điều này hoàn toàn khác biệt so với những ngôi nhà rộng rãi ở quê, nơi có thể chứa được nhiều thế hệ cùng chung sống.

Cứ ngỡ việc cho bạn bè, người thân ở nhờ vài ngày chẳng có gì to tát, nhưng khi trải nghiệm rồi mới biết, sự chật chội, áp lực tâm lý và sự thiếu riêng tư là những vấn đề không thể xem thường. Dù mọi người đều cố gắng “nhường nhịn” nhau, thì chỉ vài ngày sau, mâu thuẫn cũng sẽ nảy sinh.

***

Có những người khi ở nhà người khác lại coi như nhà mình, tự tiện hút thuốc trong phòng khách, ngủ không đóng cửa, nói chuyện ồn ào mà không hề nghĩ đến cảm giác của người xung quanh.

Khi có khách đến nhà, những va chạm về thói quen sinh hoạt là điều khó tránh khỏi, đặc biệt khó chịu hơn là khi gặp những người thân thiếu ý thức về không gian riêng tư.

Họ đến ở mà chẳng màng đến nếp sống của gia chủ, xả nước ngập cả phòng tắm, đi vệ sinh không đóng cửa, thậm chí còn để con cái tự do chạy nhảy, nghịch ngợm trong nhà người khác mà không hề quan tâm đến cảm xúc của chủ nhà.

Câu chuyện thứ 3

Tôi có một đồng nghiệp từng gặp tình huống dở khóc dở cười. Một người thân đến chơi, dẫn theo hai đứa con. Kết quả là lũ trẻ bày bừa những mô hình trên kệ sách, làm hỏng mất hai món. Điều đáng nói là người mẹ lại thản nhiên nói: “Có mấy món đồ chơi thôi mà, trẻ con chơi một chút có sao đâu".

edit-v2-b9eb43e34dd4ba84c577726b3c3ad2071440w-17370483804741067410268-1737048509093-1737048509241478680345-1737457571946-17374575720721129928768.jpeg

Thật khó tin! Làm hỏng đồ của người khác mà còn có thể nói một cách ngang nhiên như vậy, thật khiến người ta vừa buồn cười vừa bực bội. Sự khác biệt trong lối sống thực sự là một vấn đề nhức nhối khi người thân đến ở nhờ. Bạn nghĩ rằng mọi người đều là người một nhà nên không cần quá câu nệ.

Nhưng thực tế, những chi tiết nhỏ nhặt này lại âm ỉ tạo ra những hiềm khích trong lòng. Hơn nữa, đôi khi những lối sống khác biệt này còn khiến bạn cảm thấy như mình là người “quá khắt khe”.

***

Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, công việc bận rộn khiến con người ta chỉ mong được tận hưởng những giây phút yên tĩnh khi trở về nhà. Ngả lưng trên ghế sofa với một tách trà, chẳng ai muốn phải đối mặt với bất cứ phiền phức nào.

Thế nhưng, khi có khách đến nhà, tất cả sự yên bình đều tan biến. Bạn phải chuẩn bị bữa tối, phải gượng gạo trò chuyện, phải nhẫn nhịn và chiều theo khách. Có những người thân ở lại cả mấy ngày, những ngày như vậy thật sự quá mệt mỏi.

Đang định xem một bộ phim một mình thì lại phải chen chúc xem tivi cùng mọi người; định đi ngủ sớm thì lại phải thức khuya tiếp chuyện khách. Dần dần, trong lòng bắt đầu xuất hiện sự khó chịu, bực bội và nếu khách không chỉ ở một hai ngày mà lâu hơn nữa thì đó thực sự là một sự "tra tấn" đối với những người quen sống yên tĩnh.

edit-v2-22fa12e739435de47c67ba237d0d37181440w-1737048411558983191416-1737048510035-17370485102511503425209-1737457572620-17374575726862124250402.jpegedit-v2-e96d4f90005c5886c466ed0fe09b0aa01440w-17370484029011949853539-1737048510995-1737048511175264819435-1737457573271-1737457573375270107395.jpeg

Có những người thân, dù bạn đã hết lòng tiếp đãi, nhưng sau lưng vẫn nghe được những lời bàn tán không hay về mình. Dù bạn đối xử tốt với họ đến đâu, ở lâu ngày cũng sẽ có những điều không vừa ý. Họ sẽ kể xấu bạn với những người thân khác, điều này thường khiến bạn cảm thấy rất khó chịu.

Hiệu ứng “phản tác dụng” này thực sự khiến người ta cảm thấy bất an. Bạn bỏ công sức ra mà không được ghi nhận, ngược lại còn bị cho là cư xử không tốt, điều này thật khó để giữ được tâm trạng thoải mái.

Bởi vậy, với người thân, tốt nhất là nên giữ một khoảng cách thích hợp.

Người thân ở một hai đêm thì không sao, nhưng tuyệt đối đừng để họ ở quá lâu, nếu không khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng xa, những hiềm khích trong lòng ngày càng lớn, mọi người sẽ mất đi sự thân thiết ban đầu.

Nếu bạn thường xuyên cho người thân ở nhờ nhà mình, lâu dần, mối quan hệ thân thích chắc chắn sẽ có những thay đổi tinh tế. Sự thân thiện ban đầu sẽ trở nên xa lạ, thậm chí là gượng gạo.

Vì vậy, chìa khóa cho một mối quan hệ tốt đẹp với người thân chính là giữ một khoảng cách thích hợp.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022