Giỗ họ đầu năm là một phong tục truyền thống của người Việt, được tổ chức vào những ngày đầu tiên của năm mới để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên, những người đã khuất. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình, dòng họ, cùng nhau quây quần, ôn lại truyền thống, củng cố tình thân và phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn".

Nghi lễ giỗ họ thường bao gồm việc chuẩn bị mâm cơm cúng với nhiều món ăn truyền thống như thủ lợn, xôi, gà luộc, bánh chưng, giò lụa, và các loại hoa quả. Mâm cơm cúng phải được chuẩn bị cẩn thận, trang trọng và thể hiện được lòng thành kính.

te-le-dong-ho-gio-ho-2-1708506371883838041360.jpg

Trong ngày giỗ họ, người lớn tuổi trong gia đình thường đứng ra làm lễ, đọc văn tế và bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên đã có công dựng nước và giữ nước, cũng như gìn giữ và phát triển dòng họ. Sau nghi lễ cúng tế, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức mâm cơm trong không khí ấm áp, gắn kết.

Giỗ họ đầu năm cũng là dịp để nhắc nhở thế hệ trẻ về nguồn gốc và bổn phận của mình đối với gia đình, dòng họ, đồng thời cũng là cơ hội để gặp gỡ và giao lưu giữa các nhánh họ, từ đó duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

te-le-dong-ho-gio-ho-1-17085063718761620237290.jpgte-le-dong-ho-gio-ho-8-1708506371661808556666.jpg
te-le-dong-ho-gio-ho-4-17085063716091361630501.jpgte-le-dong-ho-gio-ho-5-1708506371616700485052.jpg

Ngày xưa, việc giỗ họ được điều hành bởi tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn, các chi có trưởng chi. Khi vào tế lễ, tộc trưởng dù còn trẻ tuổi vẫn sẽ đảm nhận vị trí chủ tế, dù chú bác cao tuổi vẫn là bồi tế. Trừ khi tộc trưởng nhỏ tuổi quá mới để ông chú kế trưởng thay thế.

Những ngày đầu xuân vừa qua, theo thông lệ, dòng họ Nguyễn ở Quỳnh Phương, Nghệ An thực hiện lễ tế vào sáng mùng 10 tháng Giêng. Trước đó vài ngày, những người trong họ sẽ tập dượt cáo tế, mổ lợn để cúng ông bà tổ tiên. Sau buổi tế lễ, con cháu sẽ quây quần để cùng thưởng mâm cơm đầu xuân.

te-le-dong-ho-gio-ho-7-1708506371657804852992.jpgte-le-dong-ho-gio-ho-6-17085063716231660501998.jpg

Chị H.Anh (29 tuổi, sống tại Hà Nội) chia sẻ: "Chồng mình là trưởng tộc, tuy làm dâu 3 năm rồi nhưng vẫn chưa quen hết cách xưng hô, cũng như các nghi thức lễ. Cũng vì chức to quá nên đang cảm thấy áp lực không biết sau này mình sẽ đảm đương thế nào thay mẹ chồng".

Chị H.Anh cũng bày tỏ sự vui vẻ, hạnh phúc khi được tham gia những ngày lễ trọng đại của dòng họ, đó là lúc các thành viên trong dòng họ, gia đình quây quần bên nhau. Và may mắn này không phải nàng dâu nào cũng có.

Trên thực tế, việc giỗ họ của các dòng tộc trên khắp cả nước thể hiện được sự thành đạt hay suy vi, mức độ tình cảm họ hàng gắn bó hay không. Việc chăm lo từ đường hương hỏa của dòng họ nhiều đời thể hiện được giá trị sức nặng của dòng họ, nơi mà con cháu kế nghiệp cha ông, phụng thờ tổ tiên nhằm mong dòng họ ngày càng phát đạt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022