2 năm, 12 kỳ đấu giá
Năm 2002, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty TNHH SXTM Thiên Phú (Thiên Phú) thực hiện dự án khu dân cư Hòa Lân ở P.Thuận Giao, TX.Thuận An, Bình Dương (dự án Hòa Lân). Sau đó, Thiên Phú thế chấp đất dự án là 409.765,1 m2 để vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn) nhưng không có khả năng trả nợ. Do đó, Thiên Phú đã ký biên bản giao tài sản thế chấp để Agribank Chợ Lớn xử lý thu hồi nợ.
Dự án KDC Hòa Lân sau 2 năm chưa được triển khai
Phước Điền
|
Do giá trị tài sản quá lớn nên phải sau 2 năm với 11 kỳ đấu giá thất bại, ở ký đấu giá lần thứ 12 vào ngày 25.5.2017, Công ty TNHH xây dựng A Đông Hải, sau này đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh TP.HCM (công ty Kim Oanh) đã trúng đấu giá với giá bán 1.353 tỉ đồng. Cũng do giá trị tài sản quá lớn nên Agribank Chợ Lớn cho phép công ty Kim Oanh giãn thời gian thanh toán, và công ty Kim Oanh đóng lãi 8% trên số tiền chậm thanh toán.
Trúng đấu giá theo quy định
Sau khi trúng đấu giá, ngày 23.3.2018, công ty Kim Oanh có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương xin thực hiện dự án Hòa Lân 55 ha theo chủ trương đã duyệt trước đây. Tuy nhiên, do phần đất trúng đấu giá chỉ hơn 49 ha nên UBND tỉnh Bình Dương đã yêu cầu công ty Kim Oanh nếu muốn thực hiện được việc chuyển đổi chủ đầu tư dự án thì phải mua hết những phần đất còn lại trong dự án đủ 55 ha, hoặc điều chỉnh dự án theo quỹ đất trúng đấu giá là khoảng 49 ha. Để thực hiện, công ty Kim Oanh đã có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương xin điều chỉnh dự án dựa trên quỹ đất trúng đấu giá theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, ngày 17.7.2018, Sở Xây dựng Bình Dương có ý kiến không công nhận công ty Kim Oanh làm chủ đầu tự dự án với lý do “công ty Kim Oanh chưa thanh toán hết số tiền trúng đấu giá và chưa được bàn giao tài sản bán đấu giá là quyền sử dụng đất thuộc dự án Hoà Lân”. Giải thích vấn đề này, bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc công ty Kim Oanh, cho rằng kết luận của Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương chưa toàn diện vì theo Luật đấu giá tài sản, “người trúng đấu giá có quyền được nhận tài sản đấu giá, có quyền được sở hữu tài sản đấu giá theo quy định” và công ty Kim Oanh đã trúng đấu giá theo đúng trình tự pháp lý thì đương nhiên có quyền sở hữu hợp pháp tài sản đấu giá theo luật định.
Chưa được giao tài sản trúng đấu giá
Tháng 7.2018, Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành thanh tra toàn bộ quá trình thực hiện bán đấu giá tài sản của dự án Hòa Lân cho công ty Kim Oanh và đã có kết luận kết quả bán đấu giá tài sản của dự án Hoà Lân hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngày 14.2.2019, Thiên Phú lại có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Dương không chấp nhận chuyển đổi chủ đầu tư dự án từ Thiên Phú sang công ty Kim Oanh do không thực hiện thanh toán 478 tỉ đồng theo hợp đồng trúng đấu giá và Thiên Phú cho rằng kết quả đo đạc đã làm thiếu hụt diện tích của dự án là 8.452 m2.
Dự án KDC Hòa Lân sau 2 năm chưa được triển khai
Phước Điền
|
Ngay sau đó, công ty Kim Oanh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan chức năng Bình Dương phản hồi đơn thư của Thiên Phú. Cụ thể, công ty Kim Oanh khẳng định đã mua dự án Hoà Lân thông qua đấu giá của Agribank Chợ Lớn chứ không phải của Thiên Phú. Công ty Kim Oanh đồng ý hoàn thành thanh toán cho Agribank Chợ Lớn với số tiền còn lại là 378,2 tỉ đồng trong tháng 3.2019 và khẳng định số tiền Thiên Phú nêu ra 478 tỉ đồng là không chính xác.
tin liên quan
Khi bạn đọc Thanh Niên mở rộng vòng tay Đối với diện tích bị thiếu hụt, đại diện công ty Kim Oanh cho biết do trước khi bán đấu giá Thiên Phú và Agribank Chợ Lớn chưa thực hiện việc đo đạc trên thực tế, nên sau khi bán đấu giá xong, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã tiến hành đo đạc, cắm mốc ranh đất theo quy định. Qua đó, đại diện công ty Kim Oanh khẳng định diện tích đất Thiên Phú nêu bị thiếu 8.452 m2, phía công ty Kim Oanh chưa nhận được văn bản hay có bất kì cơ quan nào yêu cầu giải quyết và cũng chưa được trừ lại phần diện tích nêu trên, nên không ảnh hưởng đến Thiên Phú. “Trong trường hợp Thiên Phú không thỏa mãn về kết quả đo đạc này thì công ty tự thuê đơn vị để đo đạc lại”, đại diện công ty Kim Oanh khẳng định.Trong khi đó, sau phiên đấu giá, ngoài tiền mua tài sản đấu giá, công ty Kim Oanh còn tự bỏ chi phí rất lớn để giải quyết các hậu quả do Thiên Phú để lại dù không thuộc nghĩa vụ của công ty Kim Oanh. Tại công văn 435/NHNoCL-TD ngày 23.10.2018 gửi UBND tỉnh Bình Dương và Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, Agribank Chợ Lớn cũng khẳng định “ngay sau khi phiên đấu giá kết thúc, Công ty Kim Oanh đã chủ động phối hợp với Thiên Phú, Agribank chi nhánh Chợ Lớn thực hiện những công việc: đàm phán, thỏa thuận, hỗ trợ kinh phí di dời cho 15 hộ kinh doanh trên khu đất trúng đấu giá mà Thiên Phú cho mượn, cho thuê trước đây; ký hợp đồng đo vẽ, cắm mốc ranh giới địa chính toàn bộ khu đất với Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Bình Dương; làm việc, đàm phán, thỏa thuận giải quyết khiếu nại và chi trả tiền bồi thường cho gần 20 hộ tái định cư có đất bị thu hồi trong dự án trước đây…”.
Theo bà Đặng Thị Kim Oanh, với số tiền đã bỏ ra trên 1.050 tỉ đồng để mua đấu giá, xử lý nợ xấu cho Thiên Phú sau khi trúng đấu giá tài sản nhưng gần 2 năm vẫn chưa chuyển đổi được chủ đầu tư, nếu vụ việc tiếp tục kéo dài sẽ khiến công ty Kim Oanh lâm vào nguy cơ bị phá sản trong khi Agribank Chợ Lớn cũng không xử lý được khoản nợ xấu của Thiên Phú đã kéo dài quá lâu.