Trong cái chói chang của nắng mùa hè, chắc hẳn mỗi chúng ta đều khao khát những chuyến đi "xanh mướt" để tận hưởng không khí trong lành, tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ. 

Chùa Thanh Lương - một ngôi chùa độc đáo làm bằng san hô và gáo dừa đứng vững qua bao thăng trầm của thời gian giữa lòng xứ Nẫu, không chỉ là kiệt tác kiến trúc mà còn mang hơi thở nắng gió của miền "hoa vàng trên cỏ xanh". Bên cạnh đó, nếu ghé nhà thờ Mằng Lăng, cả "kho tàng tri thức" Việt Nam sẽ mở ra trước mắt bạn qua cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên - di sản văn hóa quý báu, góp phần khẳng định sự phong phú của bản sắc dân tộc. 

Hương vị của biển cả, sự tĩnh lặng của những điểm đến tâm linh cổ kính và sự huyền bí của những trang sách xưa cũ chắc hẳn sẽ là một điểm nhấn khó quên trong hành trình khám phá mảnh đất này.

du-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-17143277596051735409032.jpg

@phuongtali

Chùa Thanh Lương - Ngôi chùa đặc sắc làm từ san hô và gáo dừa

Chùa Thanh Lương thu hút du khách khi ghé Phú Yên không chỉ vì kiến trúc độc đáo mà còn chứa đựng những câu chuyện ly kì. Mang màu sắc yên bình và tĩnh lặng, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp với đụn cát trải dài và được bao bọc với những làng chài, chùa Thanh Lương là một điểm đến luôn nằm trong danh sách "must-go" khi đến xứ Nẫu.

chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-17143307169131517521502.gifchua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-2-1714330716910623444190.gif
chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-3-1714330716907141557606.gifanigif-17143308173692130155444.gif

@alo_phu_yen, @bellaphamoanh

Ngoài nét độc đáo về kiến trúc của chùa mang đậm hơi thở biển cả, đó là chùa được xây dựng từ chất liệu san hô biển và gáo dừa, câu chuyện về tượng Phật tại chùa cũng thu hút không kém. San hô được gom nhặt từ biển về, sau quá trình khéo léo mài giũa, đục đẽo để tạo nên những mảnh ốp trang trí đặc sắc như trần nhà, đầu rồng,... Các bức tường cũng được sử dụng gáo dừa, san hô để thay thế cho gỗ. Những màu sắc mộc mạc của gáo dừa và san hô như nâu, đen, trắng kết hợp lại "nên duyên" thành nét đẹp khó lẫn với các ngôi chùa khác.

du-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-8-17143283306091368139693.jpgdu-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-7-17143283305931851716511.jpg
du-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-6-1714328330570494392721.jpgdu-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-5-1714328330556817232608.jpg

Ảnh: Thanh Nhân

Với kết cấu gồm cổng Tam quan, hồ Long Thủy, điện Quan Âm và Thiền đường, ngay khi đặt chân đến cổng chùa Thanh Lương, bạn sẽ thấy tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại, ngay phía bên trái là hồ sen. Một đặc sắc thu hút bất cứ du khách nào khi đến đây cũng check-in đó là khu vực hồ nước với tượng Phật bà mỉm cười cùng bàn tay nhô lên khỏi mặt nước. Bức tượng đẹp đẽ và linh thiêng này cao khoảng 7m và được khánh thành vào năm 2019.

294435952102220871219476913108691995359387426n-17143284965551840019545.jpgnguyen-phu-yen-tourist-17143285937431081248516.png
thanh-thanh-le-nguyen-17143284965761139126212.jpg

@BunnawatraThongkwao, @thanhthanhlenguyen, @nguyenphuyentourist

Một điều ly kỳ khác đó là câu chuyện về tượng Quan Thế Âm được đặt tại chùa. Câu chuyện được dẫn lại rằng, năm 2004 có một pho tượng Quan Thế Âm dạt vào Bãi Dứa bị kẹt giữa 2 vách đá. Nhà chùa cũng đã xin phép chính quyền để các phật tử thỉnh pho tượng về thờ tại chùa theo đúng nghi thức. Tuy vậy, nhiều người vẫn không thể khiêng nổi. Cho đến khi trụ trì đích thân ra xin thỉnh thì bất ngờ có đợt sóng lớn ập vào giúp đưa pho tượng vào gần bờ. Câu chuyện cứ thế được truyền tai, người ta càng tò mò đến chùa để chiêm bái và tìm hiểu những sự ly kỳ đó.

Nhà thờ Mằng Lăng - Nơi lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam

Nhà thờ cổ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 tại xã An Thạch, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa chừng hơn 30km về phía Bắc, nơi đây cất giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Italia và cũng là nhà thờ cổ nhất Giáo phận Quy Nhơn. 

Nhà thờ Mằng Lăng được đặt theo tên gọi của một loài cây quen thuộc, đó là bằng lăng trắng, nhưng người dân thường gọi là mằng lăng. Từ năm 1892, khi xây dựng nhà thờ, rừng mằng lăng này được tận dụng triệt để. Đến nay, tại nhà khách tại nhờ thờ Mằng Lăng vẫn giữ chiếc bàn gỗ được làm từ gỗ mằng lăng có đường kính 1m7. 

nha-tho-mang-lang-du-lich-phu-yen-2-1714327663587898544963.jpgnha-tho-mang-lang-du-lich-phu-yen-4-17143276636131395559680.jpg
nha-tho-mang-lang-du-lich-phu-yen-3-1714327663603567901089.jpgnha-tho-mang-lang-du-lich-phu-yen-1-17143276635501391639914.jpg

@minhanhvo, @hoanganh, @vuthaonguyen, @thanhthanhlenguyen

Điểm check-in nhà thờ Mằng Lăng có gì đặc biệt? Nằm trên khuôn viên 5000m2, nhà thờ Mằng Lăng đậm nét kiến trúc Gothic. Ngay từ ngoài vào, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông trên đỉnh cùng thập tự giá, những lối vào, cửa sổ hình mái vòm vuốt nhọn đặc trưng phong cách châu Âu

Bên ngoài khuôn viên rợp bóng cây xanh, ngay khu vực phía trước một hầm nhỏ được xây dựng kỳ công và huyền bí. Ngay bên trong là nơi cất giữ cuốn sách "Phép giảng tám ngày" của Alexandre de Rhodes đã có tuổi đời 373 năm. Bên cạnh cuốn sách là những bức điêu khắc, chạm trổ, những bức tranh minh họa lại câu chuyện về Á Thánh Anre Phú Yên(1625-1644), là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.

du-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-3-17143281618501252044600.jpgdu-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-4-17143281618211163203293.jpg
du-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-1-1714328161825164358279.jpgdu-lich-phu-yen-chua-thanh-luong-nha-tho-mang-lang-2-17143281618281102327148.jpg

@phuongtali, @nguyenducthu, @thaihoangthanhthao, @dotuan

Mặc dù nhà thờ Mằng Lăng không lớn như những nhà thờ khác, thiết kế không phức tạp nhưng sự cầu kỳ trong các chi tiết trang trí là điểm hấp dẫn khiến nhiều du khách không thể bỏ qua. Sự cổ xưa và rêu phong của nhà thờ cổ kiến trúc Gothic nơi vùng duyên hải này chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí những người lữ khách có cơ hội đặt chân lên đất Phú Yên. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022