Trong số mới nhất của Cha ông tôi là chiến sĩ Điện Biên, thế hệ con cháu của cụ Dương Văn Lâm - một trong những chiến sĩ tham gia chiến trường Điện Biên năm xưa - đã kết lại câu chuyện của cha, ông mình. 

Năm 1998, cán bộ Bảo tàng Điện Biên Phủ đã sưu tầm cối xay của gia đình ông Dương Văn Lâm, cựu chiến binh Sư đoàn 316 làm hiện vật bảo tàng để lưu giữ. Năm 2004, chiếc cối xay được giao lại cho Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và hiện vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.  Sau chiến tranh, chiếc cối tiếp tục được gia đình sử dụng để xay lúa, nấu rượu nuôi lợn và những đứa người con của ông Dương Văn Lâm. 

screenshot-2024-04-27-110048-17141909954561552174641.png

Con gái cụ Dương Văn Lâm, một trong những chiến sĩ tham gia chiến trường Điện Biên

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, công tác hậu cần phải đảm bảo cho quân số rất đông. Hàng chục vạn thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến được huy động từ địa phương. Chiến trường Điện Biên Đội quân xe đạp, đội quân sửa đường và đặc biệt hơn cả là đội quân đóng cối xay. Đây là đội quân có một không hai và chỉ có trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Để vận chuyển lương thực lên chiến trường Điện Biên Phủ rất khó khăn, đường đất nên các chiến sĩ phải xe đạp thồ, gánh gồng lên. Nếu muốn vận chuyển lên Điện Biên Phủ, một người phải đi mất một tháng, ăn hết 15kg gạo thì mới vận chuyển được 1 kg lên chiến trường. Vì thế, các chiến sĩ đã nghĩ ra đóng cối xay tại chỗ. Các chiến sĩ xay, giã gạo trong rừng sâu. Chiếc cối xay được làm bằng tre và đất sét.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022