Ông Vũ, 65 tuổi, sống đơn độc tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc), mưu sinh bằng nghề nhặt phế liệu.
Cả đời không vợ con, ông sống tiết kiệm, chăm chỉ làm lụng và tích góp được một khoản tiền phòng khi tuổi già bệnh tật.

Ảnh minh hoạ
Một ngày, ông bất ngờ nhận được cuộc gọi từ cháu trai, người thân duy nhất mà ông luôn thương như con ruột, báo tin sắp cưới và mời ông đến chung vui.
Ông Vũ vô cùng xúc động, háo hức chuẩn bị. Tuy nhiên, ông không có nổi một bộ quần áo chỉnh tề. Lục tung nhà, ông chỉ tìm được bộ đồ ít rách nhất để mặc.
Vì gặp kẹt xe, ông đến muộn, tiệc đã gần tàn. Ngồi vào bàn tiệc trong bộ dạng cũ kỹ, ông nhanh chóng trở thành tâm điểm soi mói.
Nhiều họ hàng nhìn ông với ánh mắt khinh thường, có người thậm chí tránh ngồi chung.
Nhưng ông Vũ không bận lòng. Ông lặng lẽ ăn, tận hưởng từng món ngon mà cả đời hiếm khi có dịp thưởng thức.
Khi cháu trai đến từng bàn cảm ơn, ông Vũ mỉm cười hiền hậu, rót lại rượu cho cháu và từ tốn lấy ra một phong bì dày cộp. Bên trong là 100.000 NDT (hơn 357 triệu đồng) - toàn bộ số tiền ông dành dụm cả đời để mừng cưới.

Ảnh minh hoạ
Cả căn phòng khi ấy bỗng chốc lặng ngắt.
Những người họ hàng trước đó còn dè bỉu, khinh thường ông Vũ vì bộ quần áo rách nát, nghề nghiệp thấp kém bỗng chết lặng, không ai tin vào mắt mình.
Một ông già nhặt rác, sống độc thân, ăn mặc tồi tàn mà lại có thể mừng cưới một số tiền lớn đến vậy.
Nhiều người trong số đó chỉ mừng vỏn vẹn 200 NDT (khoảng 715 nghìn đồng), vậy mà từng ánh mắt, từng lời nói lúc trước lại coi thường ông ra mặt. Đến lúc này, họ mới cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng cúi mặt.
Không cần lời biện minh, cũng chẳng cần chứng minh mình giàu có, ông Vũ chỉ đơn giản thể hiện tình cảm chân thành, khiến ai nấy đều nhận ra bài học đắt giá: Đừng đánh giá người khác qua vẻ ngoài. Có những tấm lòng lặng lẽ nhưng vĩ đại hơn bất kỳ vẻ hào nhoáng nào.
Khi chúng ta phán xét người khác chính là đang tự đánh giá chính bản thân mình
Mỗi người trong chúng ta có cách riêng để chọn đâu là điều giá trị nhất trong cuộc đời mình. Một số người đặt trọng tâm cuộc đời họ vào tiền bạc và địa vị.
Nhưng có người lại đánh giá cuộc đời qua giá trị về vẻ đẹp và sự nổi tiếng. Một số lại coi trọng giá trị gia đình và các một quan hệ, coi trọng sự cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Dĩ nhiên vẫn có trường hợp bạn đánh giá mọi chuyện theo cách kết hợp của những cách trên. Nhưng chắc chắn một trong số đó sẽ là điều quan trọng nhất với bạn. Điều đó sẽ nổi bật nhất, và quyết định bạn có hạnh phúc hay không.
Và quan trọng là bạn nên đánh giá bản thân bằng những thước đo nội tại nhiều nhất có thể. Đó là những thước đo khi bạn đào sâu tự hỏi chính bản thân mình.
Càng nhiều thước đo nội tại để đánh giá các giá trị bản thân, bạn càng có khả năng nắm chắc mọi chuyện trong lòng bàn tay.

Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá những người xung quanh. Và đó cũng là cách bạn cho rằng người khác đánh giá về bạn. Ảnh minh hoạ
Nhưng mọi chuyện không đơn giản như bạn nghĩ, vì:
Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá những người xung quanh. Và đó cũng là cách bạn cho rằng người khác đánh giá về bạn.
Nếu bạn đánh giá bản thân qua giá trị gia đình, bạn sẽ đánh giá người khác với tiêu chuẩn tương đương. Bạn sẽ xem xét họ có gần gũi với gia đình họ hay không.
Nếu họ giữ khoảng cách với gia đình, và không gọi điện về nhà hỏi thăm thường xuyên, bạn sẽ đánh giá họ vô ơn, vô trách nhiệm.
Trong mắt bạn, họ là kẻ bạc bẽo với gia đình và lãng quên cội nguồn của bản thân.
Nếu bạn đánh giá cuộc đời qua sự vui vẻ và số lượng những bữa tiệc bạn tham gia, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn tương tự.
Nếu họ thích ở nhà và xem Cô dâu tám tuổi, bộ phim được chiếu hết từ tuần này sang tuần khác, bạn sẽ đánh giá họ trốn tránh thế giới, thu mình, và không đếm xỉa tới việc giao thiệp với mọi người.
Nếu bạn đánh giá bản thân qua số chuyến du lịch mình đã đi và những trải nghiệm mà bạn có, bạn sẽ đánh giá mọi người theo giá trị tương tự. Bạn sẽ nhìn nhận xem họ có phải là người từng trải không.
Nếu họ thích ở nhà và tận hường những tiện nghi quen thuộc, bạn sẽ phán xét họ ngu ngốc, thiếu tham vọng, không đếm xỉa đến khát vọng tự do đáng ra họ nên phải có.
Tiêu chuẩn chúng ta sử dụng cho bản thân cũng là tiêu chuẩn chúng ta dùng để đánh giá thế giới xung quanh.
Nếu chúng ta tin rằng mình là người chăm chỉ và tự giành được mọi thứ đang có, thì chúng ta sẽ tin mọi người có được những thứ họ xứng đáng có.
Nếu họ không có được điều gì, thì chỉ bởi vì họ không tự cố gắng giành được nó.
Nếu chúng ta tin rằng mình bị đối xử tệ bạc bởi xã hội bất công, thì chúng ta sẽ tin rằng những người khác cũng là nạn nhân của xã hội.
Nếu chúng ta tin rằng giá trị của chúng ta đến từ niềm tin mạnh mẽ, chúng ta sẽ nhìn nhận những người khác dựa trên niềm tin (hoặc sự thiếu niềm tin) của họ.
Nếu chúng ta đánh giá bản thân bởi sự hiểu biết và lí trí, thì chúng ta sẽ đánh giá người khác qua cùng một lăng kính đó.
Đó là lí do tại sao các doanh nhân luôn có ý nghĩ mọi người để có thể trở thành doanh nhân.
Đó cũng là lí do vì sao những người đàn ông phân biệt giới tính bào chữa cho thành kiến của mình, rằng phụ nữ là những kẻ xấu xa.
Đó là lí do tại sao những người nghĩ họ xấu xa sẽ thấy những người xung quanh cũng xấu xa.
Những người lười biếng và thiếu động lực sẽ nhìn nhận người xung quanh đều làm việc theo kiểu quấy quá như họ.

Rất nhiều người trong số chúng ta không lựa chọn các thước đo cá nhân một cách có lí trí. Ta chấp nhận những tiêu chuẩn mà người khác gán cho mình. Ảnh minh hoạ
Đó là lí do những người thiếu lòng tin vào người khác, lại chính là những kẻ không đáng tin nhất.
Rất nhiều người trong số chúng ta không lựa chọn các thước đo cá nhân một cách có lí trí. Ta chấp nhận những tiêu chuẩn mà người khác gán cho mình.
Vì với chúng ta, tiêu chuẩn cá nhân được định nghĩa bởi cách người khác nhìn nhận quá trình trưởng thành mình.
Chúng ta phát triển một cái kén cho riêng mình. Cái kén đó được bao bọc quanh bởi sự phán xét của những người khác.
Một cô gái trong đội nhảy hiện đại ở trường cấp ba có thể sợ mất hình tượng với người lớn. Một đứa trẻ nghèo khó ám ảnh với việc trở nên giàu có.
Một người người thất bại mơ tới việc đặt chân tới những bữa tiệc sang trọng. Một kẻ ất ơ mong chứng tỏ với mọi người anh ta là người thông minh như thế nào.
Một phần quan trọng trong quá trình phát triển bản thân, là nhận ra cái kén đó của bản thân.
Nhận ra cách chúng ta đánh giá bản thân, và lựa chọn một cách có ý thức những tiêu chuẩn cá nhân cho chính mình.
Nhưng một phần thực sự quan trọng hơn nữa, là nhận ra những người khác cũng có tiêu chuẩn riêng của họ. Và thước đo của mỗi người sẽ không giống nhau.
Và điều đó (thường) là tốt. Phần lớn các thước đo mọi người tự chọn đều tốt. Thậm chí kể cả chúng không giống như thước đo bạn chọn cho bản thân mình.
Bạn có thể nhìn nhận thế giới thông qua giá trị tình cảm gia đình, nhưng phần lớn mọi người không như thế.
Bạn có thể nhìn nhận thế giới qua thước đo về sự hấp dẫn, nhưng phần lớn mọi người không làm thế.
Bạn có thể nhìn nhận thế giới qua lăng kính tự do và trải nghiệm, nhưng phần lớn mọi người không thấy vậy.
Và bạn có thể nhìn thế giới theo cách tích cực và thân thiện, nhưng đừng bắt mọi người phải giống như bạn.
Và đó đơn giản là một phần rất "con người" của bạn. Học cách chấp nhận người khác đánh giá bản thân họ và thế giới khác với cách bạn đánh giá.
Đó là một trong những bước quan trọng nhất để chọn lựa một mối quan hệ tình cảm đúng đắn cho bản thân.
Phát triển những ranh giới riêng của bản thân là điều rất quan trọng. Và hãy quyết định bạn muốn ai sẽ là một phần của cuộc đời bạn, và ai thì không.
Bạn có thể không chấp nhận nổi hành vi và suy nghĩ của một ai đó. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi giá trị cá nhân của họ.

GĐXH - Tưởng đã cao tay khi chuyển hết tài sản cho vợ và ly hôn để trốn bồi thường sau vụ tai nạn, người đàn ông không ngờ bị tòa 'bị tòa lật ngược thế cờ'.

GĐXH - Tưởng mang thai thì mình được yêu thương và trân trọng hơn, ai ngờ cô gái trẻ lại trở thành "con mồi" trong một kế hoạch toan tính lạnh lùng của gia đình chồng.