Trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là chỉ số cảm xúc (EQ) là khái niệm tương ứng với chỉ số trí tuệ và chỉ số thông minh (IQ), biểu thị khả năng nhận biết, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc, tình cảm, ý chí của một người.
Nói một cách đơn giản, trí tuệ cảm xúc là khả năng toàn diện để quản lý và kiểm soát cảm xúc, động lực bản thân và các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Trước đây, người ta cho rằng một người có thể thành công trong cuộc sống hay không phụ thuộc vào mức độ thông minh, nói cách khác, chỉ số IQ càng cao thì khả năng thành công càng lớn.
Tuy nhiên, thông qua phân tích và nghiên cứu dựa trên những người thành công thuộc mọi tầng lớp xã hội trên thế giới, các nhà tâm lý học tin rằng EQ cao đóng vai trò quan trọng hơn cả IQ trong việc đạt được thành công của con người.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường phá huỷ mối quan hệ vì khả năng xử lý và điều phối mối giữa các cá nhân kém bằng các thói quen độc hại dưới đây:
1. Tin vào những điều hời hợt
Có một biểu hiện khác mà những người EQ thấp thường mắc, đó chính là dễ tin vào lời người khác hoặc bất kì những gì người đó thấy mà không bao giờ biết phân tích trước sau và phân biệt thật giả đúng sai.

Có một biểu hiện khác mà những người EQ thấp thường mắc, đó chính là dễ tin vào lời người khác. Ảnh minh hoạ
2. Thích xen vào chuyện đời tư của người khác
Nhiều người trẻ ngày này ngày càng xa cách với họ hàng thân thích. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không tình cảm, mà bởi vì họ không muốn bị soi mói đời tư dưới cái mác "quan tâm".
Hãy thử tưởng tượng: Bạn háo hức trở về quê ăn Tết sau nhiều giờ chen chúc trên tàu. Vừa mới đặt lưng xuống ghế chưa ấm, hàng xóm đã xông vào "thăm hỏi": "Con gái à, có người yêu chưa? Dì giới thiệu cho một mối nhé!".
Trong bữa cơm đoàn viên, đang ăn ngon lành thì bác họ ghé sát tai hỏi nhỏ: "Năm nay tăng lương chưa?".
Ai cũng có không gian riêng không muốn bị động đến, càng không muốn bị phơi bày.
Không ai thích bị người khác bàn tán về chuyện yêu đương riêng tư. Cũng không ai thích bị nhắc đi nhắc lại về những chuyện cá nhân họ không muốn nhắc đến.
Điều gì người ta muốn kể, họ sẽ tự nói. Còn nếu họ đã không muốn chia sẻ, thì bạn cứ khăng khăng gặng hỏi đến cùng, chỉ khiến người khác cảm thấy khó chịu.
3. Cố chấp, tự cho mình là luôn đúng
Những lời khuyên, góp ý hợp lý có thể giúp bạn sửa sai, thay đổi hướng đi kịp thời và giữ cho tâm trí luôn tỉnh táo.
Người có EQ thấp luôn nghĩ rằng những lời khuyên của người khác là không tốt, do "ghen tị với mình" nên họ không chịu lắng nghe.
Thậm chí, họ biết rằng ý kiến của mình rõ ràng sai, họ cũng không chịu sửa đổi.
Mỗi người nên có hướng đi riêng, cần kiên trì theo đuổi hướng đi đó nhưng cũng không nên phủ nhận tất cả lời khuyên.
Thay vào đó, cần lắng nghe, xem xét toàn diện và suy nghĩ kỹ lưỡng về những lời khuyên từ người khác.
4. Thích phàn nàn
Chỉ cần gặp chuyện không vừa ý, người EQ thấp sẽ lập tức than thở, phàn nàn và đổ lỗi cho người khác.
"Vì sao tôi lại khổ thế này?"; "Anh ta sao lại có thể làm vậy với tôi?"; "Nếu lúc đó tôi… thì đã khác rồi…"; "Chuyện này sao có thể đổ hết cho tôi được?"...,
Lúc đầu nghe, người khác có thể thấy thương cảm mà đứng về phía bạn. Lần thứ hai, có thể sẽ cố an ủi bạn vài câu. Nhưng đến lần thứ ba, thứ tư, rồi lặp lại mãi, tai người nghe cũng "chai lì", thậm chí bắt đầu thấy phiền.
Trong cuộc sống, khó khăn là điều thường thấy.Thỉnh thoảng tâm sự với người thân, bạn bè để xả stress là hoàn toàn bình thường.
Nhưng nếu thấy ai cũng than, gặp ai cũng kể khổ, thì đó không còn là giải tỏa mà đã là thói quen than vãn, là vòng xoáy cảm xúc tiêu cực không lối thoát.
Ai cũng có những gánh nặng riêng cần tự mình tiêu hóa. Người khác chịu khó ngồi nghe bạn trút bầu tâm sự, đó đã là một sự bao dung.

Chỉ cần gặp chuyện không vừa ý, người EQ thấp sẽ lập tức than thở, phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Ảnh minh họa
5. Hay dìm người khác xuống
Một số người sau khi đạt được một chút thành công, trở nên tự mãn và cảm thấy mình bất khả chiến bại.
Họ nghĩ rằng họ vượt trội hơn người khác nên có cách nói chuyện thượng đẳng, dạy đời. Nhưng họ không biết rằng chính họ mới là người bị coi thường.
Người đời thường nghĩ mình đúng và khoe khoang về khả năng của mình.
Nhưng chúng ta không hiểu rằng khi chúng ta nghĩ người khác không tốt bằng mình thì thực ra là do bản thân thiếu sự tu dưỡng.
Chỉ có nỗ lực nâng cao trình độ tu luyện của bản thân, từ bỏ thói quen xấu tự cho mình là đúng, luôn tự hạ mình xuống mới có thể đạt được thành công.
Chỉ khi đó chúng ta mới thực sự có được sự tôn trọng và xây dựng được mối quan hệ chân thành.
6. Không biết giữ bí mật
Người EQ thấp khó giấu được mọi chuyện trong lòng, không biết kiểm soát mồm miệng, chuyện gì cũng sẵn sàng "bô bô" tiết lộ cho người khác.
7. Thích xài chùa
Một người từng kể lại một câu chuyện của mình. Người giúp việc trong nhà ông thường xuyên lén lấy đồ dùng. Nhưng bà ấy không lấy những thứ có giá trị, chỉ là một củ tỏi, vài lát gừng, nửa lọ lạc rang.
Thông thường, khi phát hiện người giúp việc ăn cắp, ai cũng sẽ cho nghỉ việc ngay. Nhưng ông không làm vậy.
Ông nhẹ nhàng nói với bà: "Nếu cô cần gì, có thể lấy, nhưng làm ơn nói với tôi một tiếng."
Thế nhưng, bà vẫn không thay đổi. Cuối cùng, ông đành phải cho bà nghỉ việc.
Thật ra, xung quanh chúng ta ít nhiều đều có những người thích "xài chùa" như vậy.
Nhờ bạn cùng phòng mua cơm hộ nhưng chẳng bao giờ trả tiền, đi mua đồ được thối nhầm tiền thì lặng lẽ bỏ túi, tiết kiệm thì suốt ngày nhờ bạn bè dịch miễn phí, chỉnh ảnh không công, khuân vác hộ mà chẳng bao giờ nói lời cảm ơn...
Nếu cứ làm như vậy, sớm muộn gì người khác cũng mất lòng tin với bạn.

Bất kể người khác nói gì, người EQ thấp đều thích phản đối lại và khăng khăng cho rằng ý kiến của mình mới là tốt nhất. Ảnh minh họa
8. Quen thói đối nghịch với người khác
Bất kể người khác nói gì, người EQ thấp đều thích phản đối lại và khăng khăng cho rằng ý kiến của mình mới là tốt nhất.
Trong nhiều cuộc tranh luận, họ sẽ là người dành được phần thắng. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đã làm mất cảm tình trong mắt người khác.
Có câu nói: "IQ quyết định điểm khởi đầu của bạn, còn EQ sẽ quyết định sự phát triển của bạn".
Nếu một người muốn tiến xa hơn, phát triển hơn, họ cần không ngừng nâng cao EQ của mình.
Thứ nhất, kiểm soát tốt cảm xúc của mình, tránh sự giận dữ, thờ ơ, lạnh lùng, hoặc quá mức nhiệt tình,... Thay vào đó, hãy bình tĩnh phân tích sự việc và cân nhắc hậu quả và trách nhiệm về lời nói của mình trước khi phát ngôn.
Thứ hai, đọc nhiều sách để nâng cao hiểu biết xã hội, tránh nói những điều không phù hợp. Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, đừng cố gắng ép người khác phải công nhận mình, cũng không nên nghĩ rằng mình luôn đúng.
Thứ ba, tôn trọng sự khác biệt. Khi lòng bạn rộng mở, lời nói sẽ nhẹ nhàng, không gây tổn thương người khác, giúp bạn thân thiện hơn, dễ dàng kết giao với mọi người.

GĐXH - Trong giao tiếp hằng ngày, người EQ cao sở hữu tài ăn nói và ứng xử dễ dàng tìm thấy thành công và sở hữu cuộc sống phong phú.

GĐXH - Việc ứng xử khéo léo nơi công sở có thể giúp người EQ cao có thêm nhiều cơ hội mới cho bản thân.