Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều cha mẹ mải miết tìm kiếm các phương pháp giáo dục hiện đại mà quên mất: tương lai của con được xây từ chính những thói quen tốt mỗi ngày.
Không cần con phải quá giỏi từ bé, nhưng nếu cha mẹ giúp trẻ hình thành được hai thói quen quan trọng dưới đây, thì dù trong học tập hay cuộc sống, con cũng sẽ biết cách tự đứng vững và phát triển không ngừng.
1. Thói quen tốt: Tự học và biết quản lý bản thân
Trong thời đại tri thức biến đổi liên tục, kỹ năng tự học đã trở thành một lợi thế cạnh tranh then chốt. Trẻ biết cách tự học sẽ không phụ thuộc vào người lớn, biết tìm lời giải cho vấn đề, chủ động tiếp cận kiến thức và duy trì đam mê học tập lâu dài.
Bên cạnh đó, khả năng quản lý bản thân từ kiểm soát cảm xúc, quản lý thời gian đến lập kế hoạch giúp trẻ sống có tổ chức, tránh trì hoãn, biết đặt mục tiêu và theo đuổi đến cùng. Những em bé có thói quen tốt này thường tự tin, độc lập và dễ đạt thành công trong cả học tập lẫn cuộc sống.
"Giáo dục không phải là đổ đầy cái bình, mà là thắp lên ngọn lửa" – khơi dậy động lực học từ bên trong chính là món quà lớn nhất cha mẹ có thể trao cho con.

Trong thời đại tri thức biến đổi liên tục, kỹ năng tự học đã trở thành một lợi thế cạnh tranh then chốt. Ảnh minh họa
2. Thói quen tốt: Biết tôn trọng người khác và hợp tác với tập thể
Không ai sống một mình. Trẻ cần học cách thấu hiểu, tôn trọng sự khác biệt và biết làm việc cùng người khác.
Tôn trọng giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, còn hợp tác nhóm giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, biết chia sẻ trách nhiệm và học được sức mạnh của tập thể.
Trẻ sở hữu thói quen tốt này thường có chỉ số EQ cao, biết lắng nghe và giải quyết xung đột một cách văn minh – những yếu tố quan trọng giúp trẻ thành công trong xã hội hiện đại.
Muốn con bay xa, hãy bắt đầu từ thói quen tốt mỗi ngày
Cha mẹ không thể đi cùng con cả đời. Nhưng nếu giúp con hình thành những thói quen tốt ngay từ nhỏ, cha mẹ đã trao cho con đôi cánh vững chắc để bay xa trong tương lai.
Đôi khi, việc giáo dục không nằm ở những điều to tát, mà bắt đầu từ những điều nhỏ bé, lặp lại mỗi ngày – cho đến khi trở thành bản lĩnh sống.

Tôn trọng giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, còn hợp tác nhóm giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, biết chia sẻ trách nhiệm và học được sức mạnh của tập thể. Ảnh minh họa
Làm thế nào để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ?
Anh Trần là một người rất cưng chiều con gái. Để con gái hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm, anh thường nói "nếu con có thể ngủ và dậy đúng giờ, bố sẽ đưa con đi khu vui chơi vào cuối tuần".
Lúc đầu con gái anh Trần rất nghe lời nhưng sau một thời gian lại chứng nào tật nấy. Khi được hỏi tại sao, cô bé nói tuần trước mình đã đi ngủ đúng giờ nhưng bố không đưa đi chơi.
Hóa ra anh Trần làm thêm vào cuối tuần trước nên không giữ lời hứa được với con. Dù không đưa con gái đi chơi nhưng anh cũng dành nhiều lời khen ngợi và động viên. Không ngờ vì điều này mà cô bé lại càng trì hoãn hơn, anh Trần buộc phải hứa nếu tuần này con gái cư xử tốt sẽ được đưa đi ăn đồ ngon.
Rõ ràng anh Trần hứa rất nhiều với con gái với mong muốn con có thể hình thành thói quen tốt. Dù có phần thưởng hay không, việc ngủ sớm dậy sớm rất tốt cho trẻ em. Tuy nhiên trong mắt trẻ em, đây là một hành vi "có qua có lại", nếu cha mẹ không giữ lời thì chúng không muốn làm nữa.
Hiện nay, nhiều phụ huynh cho rằng nếu tăng việc khuyến khích, khen thưởng sẽ giúp con phát triển tốt hơn. Trên thực tế, trẻ em có thể mất động lực khi tiếp xúc với những điều như vậy. Nghĩa là, phần thưởng càng lớn thì hiệu quả có thể càng thấp, trẻ ngày càng ít hào hứng với việc rèn thói quen tốt.

Các phần thưởng khác nhau sẽ khiến trẻ hứng thú và mong chờ, từ đó nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh minh họa
Vì vậy, để tạo động lực và rèn thói quen tốt cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý tới 2 khía cạnh sau:
- Kéo dài thời gian chờ đợi để nhận phần thưởng
Dưới sự khuyến khích của cha mẹ, trẻ bắt đầu tuân thủ thời gian và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn. Bạn có thể từ từ thay đổi phần thưởng từ mỗi tuần 1 lần sang nửa tháng 1 lần hoặc mỗi tháng 1 lần.
Ví dụ, nếu bạn muốn con mình phát triển thói quen đọc sách tốt, bạn có thể thưởng cho con những món ăn ngon sau khi hoàn thành nhiệm vụ đọc hằng ngày.
Trong vài ngày đọc liên tục, bạn có thể điều chỉnh chu kỳ thành 1 tuần. Nếu trẻ đọc sách mỗi ngày trong 1 tuần, bạn có thể đưa con đi ăn 1 bữa thịnh soạn. Sau đó, từ từ bạn chuyển việc khen thưởng sang 2 tuần/lần hoặc 1 tháng/lần.
Phần thưởng cũng phải phong phú, luân phiên thay đổi từ đồ ăn sang đồ chơi, nếu có thời gian cũng có thể đưa con đi du lịch.
Các phần thưởng khác nhau sẽ khiến trẻ hứng thú và mong chờ, từ đó nhiệt tình hoàn thành nhiệm vụ.
- Từ chối những yêu cầu vô lý của trẻ
Sau khi trẻ nếm được vị ngọt của phần thưởng, có thể chúng bắt đầu đòi hỏi theo ý thích của mình. Chẳng hạn như trẻ không còn muốn đồ chơi nữa mà đòi tiền. Trong tình huống này, khi thấy cha mẹ từ chối, trẻ sẽ ăn vạ, khóc lóc.
Đối mặt với những yêu cầu vô lý của con cái, cha mẹ nhất định phải từ chối. Nếu mù quáng thỏa hiệp, trẻ sẽ không biết đâu là giới hạn, từ đó đòi hỏi thêm nhiều thứ khác.

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.