Những vụ ly hôn khi đã ở tuổi trung niên hoặc xế chiều đang có chiều hướng gia tăng. Và gần như số vụ ly hôn này được tòa án thụ lý tỷ lệ hòa giải rất thấp, gần như không thành công bởi họ thường rất quyết tâm.

Nguyên nhân có thể do những rạn nứt hôn nhân từ khi còn trẻ, nhưng do nhiều nguyên nhân họ chưa thể dừng lại. Những nguyên nhân thường được đưa ra như con cái, kinh tế, sợ bị mọi người dị nghị nên các cặp vợ chồng dù không còn hạnh phúc nhưng họ vẫn cố gắng duy trì. Đến khi con cái đã trưởng thành, cuộc sống ổn định, họ muốn giải thoát cho mình nên quyết định ly hôn ở độ tuổi không còn trẻ.

edit-ss2212378697-1678545466361532437180.png

Ảnh minh họa: shutterstock

Thế hệ những người lớn tuổi trước đây kết hôn thường do mai mối, ít có cơ hội được tìm hiểu trước nên khi về sống chung một nhà thường phát sinh nhiều mâu thuẫn. Đa phần những người đàn ông thuộc thế hệ trước thường có tư tưởng gia trưởng, bảo thủ, coi thường vợ, thậm chí nhiều người vợ bị bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần.

Hơn nữa do định kiến xã hội, việc bỏ vợ, bỏ chồng thường bị người đời dị nghị, cười chê nên dù chịu nhiều thiệt thòi, có cuộc hôn nhân không hạnh phúc thì họ vẫn cam chịu. Vì thế khi về già, họ muốn có cuộc sống thảnh thơi, muốn tự giải thoát cho mình.

Các phụ huynh thường nghĩ rằng chuyện ly hôn chỉ ảnh hưởng nhiều đến con cái nếu chúng còn nhỏ. Còn nếu con cái đã lớn khôn, chúng có thể dễ dàng thích nghi với chuyện này. Chính vì vậy, những cặp vợ chồng quyết định ly hôn khi tuổi đã xế chiều và con cái đã lớn thường kỳ vọng chuyện này không làm tổn thương con nhiều.

Sự đổ vỡ và nỗi đau xảy ra do ly hôn tuổi xế chiều thường được giảm thiểu hoặc loại bỏ. Nhiều trường hợp, những đứa con trưởng thành có thể bị đối xử như thể họ chỉ là những người đóng vai trò bên lề mặc dù họ là người liên quan chính trong cuộc ly hôn của cha mẹ.

Tuy nhiên, bất kể con cái ở độ tuổi nào, việc ly hôn của cha mẹ đều có thể gây tổn thương nhiều đến con và khiến họ cực kỳ căng thẳng.

Theo Susan L. Brown, giáo sư xã hội học tại Đại học Bowling Green ở Ohio (Mỹ) cho rằng, có những điều mà con cái - những người đã trưởng thành - cần phải nhìn nhận đúng khi đứng trước việc bố mẹ muốn ly hôn.

Chân thật với cảm xúc của bản thân khi bố mẹ muốn ly hôn ở tuổi xế chiều

Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Dezryelle Arcieri đã chia sẻ: "Nghe tin bố mẹ ly hôn có thể khó tiếp nhận đối với mọi lứa tuổi. Chắc chắn rằng trong khoảng thời gian dài sắp tới, điều quan trọng nhất để bạn đối mặt với sự thật đó là bạn phải chấp nhận cảm giác chân thực của mình. Dù bạn đang cảm thấy thế nào, hãy thừa nhận và tôn trọng mọi cảm giác của bản thân, mọi thứ đều ổn và đáng được mong đợi."

ss1596815512-1678545391565449451543.jpg

Ảnh minh họa: shutterstock

Ngừng chỉ trích và chế giễu khi bố mẹ muốn ly hôn ở tuổi xế chiều

Thông thường, khi cha mẹ lớn tuổi đòi ly hôn, con cái sẽ đặt ra các câu hỏi: "Ông bà đã già rồi, ai ly hôn ở tuổi này?", hoặc "Chỉ vì mẹ/bố quá giận thôi, từ từ rồi hết giận là mọi việc lại tốt đẹp", "Có việc gì mà phải ly hôn khi đã sống cả đời với nhau rồi"... Sự thôi thúc muốn giảm thiểu hoặc phủ nhận việc bố mẹ ly hôn khiến bạn đưa ra những lời nói này.

Theo chuyên gia, việc vặn vẹo lý do, tra hỏi các nguyên nhân không phải là điều mà bạn nên làm, trừ phi cha mẹ chủ động chia sẻ. Việc đưa ra những câu như "Giờ bố mẹ ly dị rồi cũng ở một mình, thà chung sống còn hơn"... hoàn toàn không có ích. Nên lắng nghe họ nói và xem bạn có thể hỗ trợ gì để giải quyết các khúc mắc.

Học cách tự chăm sóc bản thân khi bố mẹ muốn ly hôn ở tuổi xế chiều

Trong khoảng thời gian này, hãy tự học cách và tuân thủ các phương pháp để tự chăm sóc bản thân. Tuy việc bố mẹ chia tay để lại cho bạn quá nhiều sự thay đổi nhưng đây cũng có thể là một cơ hội để bạn trưởng thành hơn.

Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ về mặt thể chất, đừng quên "take care" đời sống tinh thần của mình, chẳng hạn như tìm nơi xả stress, tập làm quen với các sở thích lành mạnh, nuôi dưỡng tình bạn,…

Cố gắng không tham gia quá mức khi bố mẹ muốn ly hôn ở tuổi xế chiều

"Nhiều bậc cha mẹ có ý định ly hôn sẽ tìm đến con cái để được hỗ trợ. Điều này có thể bao gồm việc cho con cái biết những gì đã xảy ra trong cuộc hôn nhân của mình", Heller nói.

Trong tình huống đó, con cái khó thể khó giữ được thái độ trung lập. Tuy nhiên, nếu bạn muốn khách quan với cả bố và mẹ, hãy cố gắng giữ một khoảng cách thích hợp. Theo Heller, con cái có thể thể hiện lòng trắc ẩn và sự đồng cảm mà không cần đứng về phía nào, thay vì bênh chằm chặp bố/mẹ mình và chĩa mũi nhọn vào người còn lại. Rõ ràng, trong cuộc hôn nhân của họ, có những vấn đề mà chỉ người trong cuộc mới hiểu, dù bạn có là con cái đi nữa.

Quan tâm đến sức khỏe tinh thần của cha mẹ khi họ muốn ly hôn ở tuổi xế chiều

Quyết định đi đến ly hôn sẽ không thể là một quyết định bốc đồng từ cha/mẹ bạn. Do đó, họ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi yếu tố cảm xúc, tinh thần. Nên quan sát đến những hành vi của họ, bởi điều này có thể là dấu hiệu của những điều đáng lo ngại về sức khỏe của cha mẹ.

ss1372939091-1677830867223660018127-0-0-750-1200-crop-16778308753781952644374.jpgThái độ của chồng khi con ốm khiến vợ viết đơn ly hôn

GĐXH - Không chỉ từ chối đóng góp tiền chữa trị cho con trai mà còn đòi hỏi nhiều điều phi lý khác...

thumb-nang-dau2-1678444668331452892555-1678444675334918097531.jpgCon trai thừa nhận ngoại tình, bố mẹ liền lập di chúc để hết tài sản cho con dâu, đến khi biết sự thật đau đớn thì đã muộn

GĐXH - Trong cơn giận giữ, ông quyết định lập di chúc, để lại toàn bộ bất động sản cho con dâu và cháu trai còn người con trai không được thừa hưởng một đồng nào.

avatar1677723019414-16777230210562038612138.jpeg39 tuổi, người phụ nữ trải qua 3 lần ly hôn và cái giá của việc theo đuổi sự hoàn hảo

Trên đời này không có người đàn ông hoàn hảo và cũng chẳng có cuộc hôn nhân hoàn hảo. Bất cứ điều gì thì cũng sẽ tồn tại thiếu sót.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022