1-1702103928.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nW-WbriMKvhbnlV8fbLM7w

Sáng 9/12, Thành đoàn TP HCM khai mạc Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo lần thứ 14. Đây là sự kiện thường niên tổ chức vào cuối năm dành cho thanh thiếu niên đam mê sáng chế, nghiên cứu khoa học. Liên hoan là dịp để những người trẻ có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chế tạo sản phẩm, thúc đẩy tinh thần đổi mới, tạo ra sản phẩm phục vụ cộng đồng. Phó bí thư Thành đoàn TP HCM Trần Thu Hà kỳ vọng thông qua các hoạt động tại liên hoan sẽ góp phần giúp thành phố tìm kiếm, nuôi dưỡng những tài năng khoa học trẻ.

Trong ảnh, các bạn trẻ trải nghiệm kính thực tế ảo tại khu vực sân trường Đại học Bách khoa TP HCM - đơn vị đăng cai liên hoan.

Sáng 9/12, Thành đoàn TP HCM khai mạc Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo lần thứ 14. Đây là sự kiện thường niên tổ chức vào cuối năm dành cho thanh thiếu niên đam mê sáng chế, nghiên cứu khoa học. Liên hoan là dịp để những người trẻ có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chế tạo sản phẩm, thúc đẩy tinh thần đổi mới, tạo ra sản phẩm phục vụ cộng đồng. Phó bí thư Thành đoàn TP HCM Trần Thu Hà kỳ vọng thông qua các hoạt động tại liên hoan sẽ góp phần giúp thành phố tìm kiếm, nuôi dưỡng những tài năng khoa học trẻ.

Trong ảnh, các bạn trẻ trải nghiệm kính thực tế ảo tại khu vực sân trường Đại học Bách khoa TP HCM - đơn vị đăng cai liên hoan.

2-1702103929.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cHCaZH78maFD1_RLV-rEJw

Mô hình máy bay cánh bằng tích hợp hệ thống tự cân bằng của sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM. Trên thân máy bay được lắp đặt một cảm biến kết nối với mạch điều khiển. Khi máy bay hoạt động, cảm biến truyền tín hiệu cho động cơ servo điều khiển cánh ở đuôi máy bay giúp nó có thể tự cân bằng khi tăng, giảm độ cao.

Đại diện nhóm, Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên năm 3, khoa kỹ thuật hàng không cho biết, sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu thiết kế hệ thống cân bằng trên hai cánh khi máy bay nghiêng, giúp nó hoạt động ổn định hơn.

Mô hình máy bay cánh bằng tích hợp hệ thống tự cân bằng của sinh viên Đại học Bách khoa TP HCM. Trên thân máy bay được lắp đặt một cảm biến kết nối với mạch điều khiển. Khi máy bay hoạt động, cảm biến truyền tín hiệu cho động cơ servo điều khiển cánh ở đuôi máy bay giúp nó có thể tự cân bằng khi tăng, giảm độ cao.

Đại diện nhóm, Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên năm 3, khoa kỹ thuật hàng không cho biết, sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu thiết kế hệ thống cân bằng trên hai cánh khi máy bay nghiêng, giúp nó hoạt động ổn định hơn.

3-1702103930.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CHpVqnrY41UF2PeREH9Yhw

Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn của nhóm sinh viên Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Nhóm thiết kế gương chiếu hậu có thể điều chỉnh góc hoạt động theo 4 hướng tự động giúp tài xế dễ dàng quan sát điểm mù khi vào cua. Ngoài ra, nhóm còn phát triển hệ thống chiếu sáng thích ứng giúp đèn tự điều chỉnh góc khi tài xế đánh vô lăng. Điều này giúp khả năng quan sát phía sau của tài xế tốt hơn, giảm tai nạn do điểm mù.

Theo Nguyễn Xuân Lợi, sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật ôtô, thực tế các công nghệ này đã tích hợp trên các xe đời mới nhưng các loại xe đời cũ, xe tải, container… chưa được trang bị. Nhóm mong muốn tích hợp hệ thống vào các đời xe cũ giúp đảm bảo yếu tố an toàn hơn cho tài xế khi lái xe.

Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn của nhóm sinh viên Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Nhóm thiết kế gương chiếu hậu có thể điều chỉnh góc hoạt động theo 4 hướng tự động giúp tài xế dễ dàng quan sát điểm mù khi vào cua. Ngoài ra, nhóm còn phát triển hệ thống chiếu sáng thích ứng giúp đèn tự điều chỉnh góc khi tài xế đánh vô lăng. Điều này giúp khả năng quan sát phía sau của tài xế tốt hơn, giảm tai nạn do điểm mù.

Theo Nguyễn Xuân Lợi, sinh viên năm cuối ngành kỹ thuật ôtô, thực tế các công nghệ này đã tích hợp trên các xe đời mới nhưng các loại xe đời cũ, xe tải, container… chưa được trang bị. Nhóm mong muốn tích hợp hệ thống vào các đời xe cũ giúp đảm bảo yếu tố an toàn hơn cho tài xế khi lái xe.

4-1702103930.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xBwIbnFmT1EDKzucNJJTTw

Mô hình nhà chống sạt lở của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3. Mô hình sử dụng một phễu tích hợp cảm biến, giúp nhận biết đất đá rơi xuống. Khi đạt đến một khối lượng nhất định, cảm biến truyền tín hiệu cho hệ thống thủy lực nâng ngôi nhà lên cao giúp tránh bị vùi lấp khi sạt lở đất. Mái ngôi nhà được thiết kế dạng vòm. Khi đất đá xuống mái, sẽ rơi qua phễu và kích hoạt hệ thống thủy lực nâng ngôi nhà.

Tấn Dũng, thành viên nhóm cho biết "nhóm thiết kế mái dạng vòm để dự phòng trường hợp đất đá không rơi xuống phễu mà đổ trực tiếp xuống mái. Như vậy, ngôi nhà vẫn có thể tự nâng lên để phòng chống tai nạn".

Mô hình nhà chống sạt lở của học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3. Mô hình sử dụng một phễu tích hợp cảm biến, giúp nhận biết đất đá rơi xuống. Khi đạt đến một khối lượng nhất định, cảm biến truyền tín hiệu cho hệ thống thủy lực nâng ngôi nhà lên cao giúp tránh bị vùi lấp khi sạt lở đất. Mái ngôi nhà được thiết kế dạng vòm. Khi đất đá xuống mái, sẽ rơi qua phễu và kích hoạt hệ thống thủy lực nâng ngôi nhà.

Tấn Dũng, thành viên nhóm cho biết "nhóm thiết kế mái dạng vòm để dự phòng trường hợp đất đá không rơi xuống phễu mà đổ trực tiếp xuống mái. Như vậy, ngôi nhà vẫn có thể tự nâng lên để phòng chống tai nạn".

5-1702103931.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HGupZtQGd9xOKw3m8uH8rA

Mô hình vệ tinh với cấu tạo và thiết kế mô phỏng tương tự một vệ tinh thật do Đại học Bách khoa TP HCM thực hiện. Mô hình được tích hợp camera quan sát thu thập hình ảnh, cảm biến, hệ thống truyền nhận dữ liệu với mặt đất…

Mô hình vệ tinh với cấu tạo và thiết kế mô phỏng tương tự một vệ tinh thật do Đại học Bách khoa TP HCM thực hiện. Mô hình được tích hợp camera quan sát thu thập hình ảnh, cảm biến, hệ thống truyền nhận dữ liệu với mặt đất…

6-1702103932.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yjfCdsH04ogu_2l293SC_w

Sản phẩm ống hút từ vỏ sầu riêng của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức. Nhóm tận dụng phần thịt của vỏ sầu riêng sau đó nghiền thành bột trộn với các nguyên liệu thực vật khác và tạo hình ống hút thủ công. Nhóm tráng thêm một lớp dịch chiết chất nhờn từ vỏ thanh long giúp tăng thời gian sử dụng của ống hút lên một giờ khi nhúng nước.

Sản phẩm ống hút từ vỏ sầu riêng của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu Huân, Thủ Đức. Nhóm tận dụng phần thịt của vỏ sầu riêng sau đó nghiền thành bột trộn với các nguyên liệu thực vật khác và tạo hình ống hút thủ công. Nhóm tráng thêm một lớp dịch chiết chất nhờn từ vỏ thanh long giúp tăng thời gian sử dụng của ống hút lên một giờ khi nhúng nước.

7-1702103933.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_0ckK9gswFSHx-65HqlH1g

Thùng rác thông minh của nhóm dự án Binmap. Thùng rác kết nối với ứng dụng điện thoại giúp người dùng dễ tìm kiếm thùng rác gần vị trí mình nhất. Nắp thùng rác trang bị cảm biến giúp người dùng nhận biết tình trạng rác trong thùng, hỗ trợ nhân viên vệ sinh thu gom nhanh hơn.

Thùng rác thông minh của nhóm dự án Binmap. Thùng rác kết nối với ứng dụng điện thoại giúp người dùng dễ tìm kiếm thùng rác gần vị trí mình nhất. Nắp thùng rác trang bị cảm biến giúp người dùng nhận biết tình trạng rác trong thùng, hỗ trợ nhân viên vệ sinh thu gom nhanh hơn.

8-1702103933.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hI0GlybstwSxNxXSuwhGjw

Ngoài triển lãm, Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm điều khiển robot, làm thí nghiệm khoa học, các cuộc thi học thuật về thiết kế - chế tạo - ứng dụng, thi giao thông xanh, thi ý tưởng sáng tạo trẻ… Cùng với đó, thanh thiếu niên được giao lưu với các nhà khoa học chia sẻ kiến thức về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, kỹ năng hội nhập của giới trẻ.

Ngoài triển lãm, Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm điều khiển robot, làm thí nghiệm khoa học, các cuộc thi học thuật về thiết kế - chế tạo - ứng dụng, thi giao thông xanh, thi ý tưởng sáng tạo trẻ… Cùng với đó, thanh thiếu niên được giao lưu với các nhà khoa học chia sẻ kiến thức về lĩnh vực vi mạch bán dẫn, kỹ năng hội nhập của giới trẻ.

Hà An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022