1-1665295092.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=4GvWJSURxp2ZgcT3EMpS2g

Sáng 9/10, sân bóng đá trong khuôn viên Trung đoàn Gia Định, quận 12 trở thành địa điểm phóng tên lửa nước của hơn 200 đội thi đến từ 113 trường ở TP HCM.

Đây là cuộc thi thường niên do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn thành phố tổ chức với mục tiêu giúp học sinh ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, tạo sân chơi giao lưu cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo.

Các đội tham gia trải qua ba phần chơi gồm bắn tên lửa nước tầm xa, bắn tầm cao bung dù và bắn trúng mục tiêu.

Sáng 9/10, sân bóng đá trong khuôn viên Trung đoàn Gia Định, quận 12 trở thành địa điểm phóng tên lửa nước của hơn 200 đội thi đến từ 113 trường ở TP HCM.

Đây là cuộc thi thường niên do Trung tâm phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Thành đoàn thành phố tổ chức với mục tiêu giúp học sinh ứng dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, tạo sân chơi giao lưu cho các bạn trẻ đam mê sáng tạo.

Các đội tham gia trải qua ba phần chơi gồm bắn tên lửa nước tầm xa, bắn tầm cao bung dù và bắn trúng mục tiêu.

2-1665295093.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Tz8sATdp84zjOmbgJXDUhg

Nhóm học sinh trường THCS Bình Lợi Trung, quận Bình Thạnh đang dán cánh tên lửa bằng giấy carton vào thân. Tên lửa nước được thiết kế từ các chai nhựa cắt, ghép với nhau, cố định bằng keo dán. Dàn phóng tên lửa được các học sinh thiết kế chủ yếu bằng ống nhựa PVC cùng bơm không khí nhằm tạo áp suất đưa tên lửa đi xa.

Nhóm học sinh trường THCS Bình Lợi Trung, quận Bình Thạnh đang dán cánh tên lửa bằng giấy carton vào thân. Tên lửa nước được thiết kế từ các chai nhựa cắt, ghép với nhau, cố định bằng keo dán. Dàn phóng tên lửa được các học sinh thiết kế chủ yếu bằng ống nhựa PVC cùng bơm không khí nhằm tạo áp suất đưa tên lửa đi xa.

3-1665295095.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=baC2kjhcEEpLjm7J_DT9dg

Học sinh lắp thân tên lửa vào dàn phóng. Trong vai trò cố vấn, từng có kinh nghiệm 5 năm tham gia, Phùng Quốc Thịnh, sinh viên Đại học Mở TP HCM cho biết, khi thiết kế tên lửa nước cần dán keo kín các mối nối để không bị xì hơi khi bơm không khí vào. Nếu thân tên lửa bị xì hơi sẽ làm lệch hướng di chuyển. Việc thiết kế cánh tên lửa cũng quan trọng giúp tạo kiểu dáng khí động học giúp quá trình bay ổn định hơn.

Học sinh lắp thân tên lửa vào dàn phóng. Trong vai trò cố vấn, từng có kinh nghiệm 5 năm tham gia, Phùng Quốc Thịnh, sinh viên Đại học Mở TP HCM cho biết, khi thiết kế tên lửa nước cần dán keo kín các mối nối để không bị xì hơi khi bơm không khí vào. Nếu thân tên lửa bị xì hơi sẽ làm lệch hướng di chuyển. Việc thiết kế cánh tên lửa cũng quan trọng giúp tạo kiểu dáng khí động học giúp quá trình bay ổn định hơn.

4-1665295096.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aqTNeD2bInzA0pigjlYLNQ

Mỗi nhóm gồm ba thành viên, trong đó một người phụ trách bơm không khí vào bệ phóng với áp suất lớn cùng với nước tạo lực đẩy giúp tên lửa đi xa.

Mỗi nhóm gồm ba thành viên, trong đó một người phụ trách bơm không khí vào bệ phóng với áp suất lớn cùng với nước tạo lực đẩy giúp tên lửa đi xa.

5-1665295098.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Y_CrohHhEkv9KMg6mZ1bUg

Trọng tài đo khoảng cách sau khi phóng căn cứ vào vị trí nằm của tên lửa. Chiều dài tối đa trong phần thi này là 80 m.

Trọng tài đo khoảng cách sau khi phóng căn cứ vào vị trí nằm của tên lửa. Chiều dài tối đa trong phần thi này là 80 m.

6-1665295100.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=_b8Qgu_R9CbdliPPNHAkMw

Tại phần thi bắn tầm cao bung dù các đội phải thiết kế dàn phóng với tên lửa hướng lên trời, vuông góc với mặt đất. Đầu tên lửa được gắn dù và khi bắn lên cao thời gian bung dù càng lâu càng được tính điểm cao.

Tại phần thi bắn tầm cao bung dù các đội phải thiết kế dàn phóng với tên lửa hướng lên trời, vuông góc với mặt đất. Đầu tên lửa được gắn dù và khi bắn lên cao thời gian bung dù càng lâu càng được tính điểm cao.

7-1665295101.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=oC6Fle5CUekS3ufjz5iFbg

Trong quá trình hạ cánh bằng dù, tên lửa không được ra ngoài khu vực sân thi đấu, nếu rơi ở bên ngoài sẽ không tính điểm.

Trong quá trình hạ cánh bằng dù, tên lửa không được ra ngoài khu vực sân thi đấu, nếu rơi ở bên ngoài sẽ không tính điểm.

8-1665295102.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GLK8pJi29KFCo5G4Lp_Nkw

Phần thi cuối cùng các nhóm đăng ký khoảng cách 15 - 45 m từ vị trí bắn tới bia mục tiêu hình tròn đường kính 75 cm. Khoảng cách càng xa càng được điểm cao.

Phần thi cuối cùng các nhóm đăng ký khoảng cách 15 - 45 m từ vị trí bắn tới bia mục tiêu hình tròn đường kính 75 cm. Khoảng cách càng xa càng được điểm cao.

9-1665295104.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=1hTfdqKsYMn-pHyZ8a-tLw

Các nhóm dự thi đều có đồng hồ đo áp suất để tính toán lực phóng và căn chỉnh góc bệ phóng hợp lý để tên lửa đến bia mục tiêu.

Các nhóm dự thi đều có đồng hồ đo áp suất để tính toán lực phóng và căn chỉnh góc bệ phóng hợp lý để tên lửa đến bia mục tiêu.

10-1665295106.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uj0oPTk1WzwWVVUyb_IyVQ

Nhóm học sinh lớp 12 trường THPT năng khiếu thể dục thể thao TP HCM cử một thành viên nằm xuống sân đấu để ngắm chính xác nhất mục tiêu. Với chiến thuật này, nhóm đã bắn trúng một bia mục tiêu ở lần phóng tên lửa thứ ba.

Hiếu Nhân, thành viên nhóm cho biết, việc ngắm bằng mắt sẽ giúp cảm nhận góc bắn trực quan hơn, làm tăng khả năng trúng bia.

Nhóm học sinh lớp 12 trường THPT năng khiếu thể dục thể thao TP HCM cử một thành viên nằm xuống sân đấu để ngắm chính xác nhất mục tiêu. Với chiến thuật này, nhóm đã bắn trúng một bia mục tiêu ở lần phóng tên lửa thứ ba.

Hiếu Nhân, thành viên nhóm cho biết, việc ngắm bằng mắt sẽ giúp cảm nhận góc bắn trực quan hơn, làm tăng khả năng trúng bia.

11-1665295107.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bk_6MqlzLGfNtYjtfjqwQQ

Tại khu vực bên ngoài sân, nhiều học sinh đến hò reo, vẫy cờ, tạo âm thanh để cỗ vũ tiếp thêm động lực cho đội thi trường mình.

Theo thầy Lê Anh Trung Nghĩa, Tổ trưởng Vật lý, trường THPT Gò Vấp, đây là sân chơi ý nghĩa giúp học sinh vận dụng kiến thức các định luật Newton, nguyên lý chuyển động phản lực... vào thực tế để tạo tên lửa nước. Để giành giải cao, theo thấy Nghĩa, học sinh không chỉ giỏi lý thuyết mà cần thực hành nhiều để có kỹ năng và kinh nghiệm. "Trường luôn tạo điều kiện cho các đội thi luyện tập thực tế, hỗ trợ kinh phí mua thiết bị để các em tranh tài".

Tại khu vực bên ngoài sân, nhiều học sinh đến hò reo, vẫy cờ, tạo âm thanh để cỗ vũ tiếp thêm động lực cho đội thi trường mình.

Theo thầy Lê Anh Trung Nghĩa, Tổ trưởng Vật lý, trường THPT Gò Vấp, đây là sân chơi ý nghĩa giúp học sinh vận dụng kiến thức các định luật Newton, nguyên lý chuyển động phản lực... vào thực tế để tạo tên lửa nước. Để giành giải cao, theo thấy Nghĩa, học sinh không chỉ giỏi lý thuyết mà cần thực hành nhiều để có kỹ năng và kinh nghiệm. "Trường luôn tạo điều kiện cho các đội thi luyện tập thực tế, hỗ trợ kinh phí mua thiết bị để các em tranh tài".

Hà An

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022