facebook1_ytlh.jpg?width=500Một đoạn status trên Facebook sử dụng "ảnh nóng" để dụ người dùng bấm vào - Ảnh chụp màn hình
Theo Security daily, xu hướng lừa đảo mới nói trên sẽ được kẻ lừa đảo thực hiện theo hình thức:
1. Tạo trang đăng nhập với giao diện của Facebook hoặc đăng nhập thông qua ứng dụng (biến thể mới xuất hiện gần đây).2. Tạo Notes (ghi chú) với một hình ảnh có nút Play trông giống như là video, với mục đích khiến người dùng tò mò và… nhấn Play. Nhưng thực ra cái ảnh đã được chuyển tới một liên kết khác, chính là trang đăng nhập giả ở bước 1. Trong một số trường hợp kẻ lừa đảo còn tạo thêm một thông báo ở trang đăng nhập kiểu như “Vui lòng đăng nhập để xem video này” hoặc “Đăng nhập để tiếp tục”,…
facebook2_jzzl.jpg?width=500
Đoạn status trông giống như video, nhưng khi nhấn phải chuột vào nút Play thì đó chỉ là một bức ảnh - Ảnh chụp màn hình
Sau khi xong bước chuẩn bị 1 và 2, kẻ lừa đảo sẽ dùng một công cụ tự động đăng bài viết hoặc đi bình luận tại tất cả các trang, nhóm và tường của bạn bè. Thậm chí, có thể chiếm đoạt cả tài khoản Facebook người dùng để sử dụng vào các mục đích cá nhân khác.
Khi đã có tài khoản Facebook của người dùng, kẻ lừa đảo có thể bán tài khoản này hoặc dùng để chạy Facebook seeding (tự động bình luận vào các bài viết bán hàng trên Facebook).
Security daily khuyến cáo khi gặp các hình ảnh lừa đảo dạng này, người dùng nên nhấn vào liên kết dẫn tới Note từ bình luận hoặc bài đăng spam. Sau đó nhấn nút Báo cáo ở cột bên phải rồi chọn “Nó là spam”. Thao tác này sẽ giúp cảnh báo đến Facebook đây là một hành vi lừa đảo, để Facebook thực hiện việc khóa tài khoản người đã đăng những nội dung này lên Facebook.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022