anh-2-em-be-co-dau-moc-ra-o-bung-1493786

Ngay sau khi chào đời, em đã phải trải qua cuộc phẫu thuật phức tạp dài đến bốn tiếng ở Bệnh viện JK Lone để bỏ chiếc đầu trên bụng. Chiếc đầu này không có tai hay mắt và ký sinh trên cơ thể em, lấy đi lượng dinh dưỡng mà em cần để phát triển khỏe mạnh.

Không chỉ có hơn một chiếc đầu, em còn có thêm cả một bàn tay thừa.

anh-2-em-be-co-dau-moc-ra-o-bung-1493786

Trước đó mẹ của em đã đến gặp bác sĩ ở Bệnh viện Ram Snehi ở Jahazpur vì thấy đau bụng khi mang thai. Sau khi quét siêu âm, cô được thông báo là có thai sinh đôi nhưng không ai nhận ra có một bào thai ký sinh.

Khác với các trường hợp sinh đôi dính liền, bào thai ký sinh rất hiếm và tỷ lệ gặp phải trường hợp này là 1/1 triệu. Bác sĩ phụ khoa Vijiyeta Garg đã an ủi gia đình là cả mẹ và bé đều có thể được cứu giúp an toàn. Tuy nhiên chồng của cô kiên quyết nói rằng bác sĩ phải đảm bảo tính mạng của mẹ trước.

Sau khi mổ đẻ thành công, các bác sĩ khuyên gia đình nên đưa bé đến Bệnh viện JK Lone cách đó 540km. Cặp vợ chồng trẻ đều nghĩ rằng họ sẽ mất đứa con đầu lòng nhưng may mắn là ca phẫu thuật đã thành công.

Bác sĩ Pravin Marthur cho biết, "Đây là một trong nhưng ca sinh đôi ký sinh cực hiếm. Bố và mẹ của em nói rằng họ đã đi siêu âm nhưng không biết là đây là cặp sinh đôi kém phát triển. Họ đã gục ngã khi thấy đứa bé và chúng tôi phải thuyết phục họ đồng ý phẫu thuật cứu tính mạng bé gái".

Bệnh viện hỗ trợ miễn phí tiền phẫu thuật và dịch vụ sức khỏe cho em bé. Hiện em đã phục hồi sức khỏe và có thể bú sữa mẹ.

Các trường hợp sinh đôi ký sinh thường là kết quả của việc phôi thai chậm tách rời và một bào thai chỉ có thể phát triển nhờ lấy chất dinh dưỡng từ bào thai còn lại.

Ngô VânTheo DM

Tag :, , ,

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022