la-cu-den-2-17055000121021635045961-0-0-352-563-crop-17055000706951411687852.jpgMột bộ phận ít chú ý đến ở củ dền lại được CDC Mỹ công nhận cực giàu dưỡng chất

GĐXH – Mọi người thông thường chỉ sử dụng nhiều củ dền, trong đó có một bộ phận lại thường bỏ qua. Trong khi đó, bộ phận này được CDC Mỹ công nhận giàu dưỡng chất nhất.

Cải cúc – loại rau trị cảm lạnh

Rau cải cúc là một loại rau thông dụng có nhiều trong mùa đông. Loại rau này từ xưa đã được mệnh danh là vua của các loại rau hay món rau ‘hoàng đế’ khi thường xuyên có mặt ở trong các bữa tiệc cung đình. Nhiều gia đình cũng trồng trong nhà để bồi bổ cơ thể và dùng làm thuốc phòng chữa bệnh dân dã.

Lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho rằng, trong đông y cải cúc được coi là một vị thuốc rất tốt. Chúng có công dụng bổ can thận, kiện tỳ giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng, giảm ho đờm nhiều… Cải cúc vẫn được dùng trong nhiều bài thuốc chữa ho, trị cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp…

Với trẻ nhỏ trên 1 tuổi ho nhiều, mọi người có thể dùng ngay 6g cải cúc thái nhỏ hấp cách thủy cùng mật ong và lấy nước uống trong ngày. Còn người bị cảm lạnh, mọi người dùng cải cúc nấu cháo ăn cũng giải cảm nhanh. Theo đó, mọi người ninh gạo tẻ nhừ, lúc gần bắc ra cho nắm cải cúc thái nhỏ khoảng 150gr, ăn nóng có tác dụng giải cảm rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu, cải cúc có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như nhiều vitamin A, C, B; 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid… Vào thời điểm mùa đông, nhiều ngày mưa ẩm, cơ thể rất dễ bị cảm lạnh, ho khan, ho có đờm. Mọi người có thể bổ sung loại cải cúc này trong thực đơn hàng ngày. Cải cúc có thể được chế biến làm nhiều món ăn ngon miệng mà bổ dưỡng.

Món ngon từ rau cải cúc

* Canh cải cúc nấu tôm

Nguyên liệu: 300gr tôm ngon, 1 bó cải cúc, hành lá, gia vị mì chính, muối…

Cách làm:

Bước 1: Tôm làm sạch, lột vỏ, bỏ đầu, chân và đuôi. Rau cải cúc nhặt bỏ hết lá già, lá hỏng đem rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Bước 2: Cho nồi lên bếp với lượng nước vừa phải, khi sôi cho tôm vào cùng với ½ thìa mì chính, ½ muối. Nấu cho tôm chín sôi, trong quá trình nấu vớt bỏ bọt, đến khi tôm chín cho rau vào đun tới khi chín rau. Mọi người có thể cho thêm chút hành lá vào cho thơm, nêm nếm gia vị vừa ăn đợi canh sôi lại là được.

canh-cai-cuc-nau-tom-17055647499061769532889.jpg

* Rau cải cúc trộn

Nguyên liệu: 2- 3mớ rau cải cúc, ớt, tỏi, xì dầu, giấm, hoa hồi, gia vị muối, đường, dầu mè…

Cách làm:

-Rau cải cúc nhặt sạch, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước. Sau đó, bạn cắt thành khúc khoảng 3cm để vào một bát to dễ trộn.

-Tỏi và ớt băm nhỏ cho vào âu rau, thêm chút muối, đường, mì chính, dầu mè, xì dầu, giấm rồi trộn đều tay.

-Cho một chút dầu trộn salad vào chảo, phi thơm phần hoa hồi bẻ nhỏ. Sau đó, bạn vớt cánh hoa hồi ra rồi rưới phần dầu này vào âu rau cải cúc, trộn đều các nguyên liệu cho ngấm. Cuối cùng, bạn cho rau cải cúc đã trộn ra đĩa và rắc thêm ít vừng rang lên là được.

* Rau cải cúc xào

Nguyên liệu: 2 bó cải cúc, củ tỏi, gia vị muối, mì chính, dầu ăn…

*Cách làm:

- Cải cúc nhặt rồi rửa sạch, để ráo nước. Tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn.

- Cho dầu vào chảo phi thơm tỏi băm. Sau đó cho rau cải cúc vào xào cho tới khi chín. Nêm gia vị thích hợp cho vừa ăn rồi đảo đều, bắc ra thưởng thức khi còn nóng sẽ ngon. Vào trời lạnh, mọi người có thể cho thêm ít ớt.

cai-cuc-xao-1705564954897328040396.jpg
cai-cau-vong-2-17053990396101702572752-0-0-569-910-crop-1705399048033261111148.jpgLoại rau ở Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách rau giàu dinh dưỡng nhất được CDC Mỹ công bố

GĐXH – Nếu như cải xoong ở Việt Nam đứng đầu danh sách 41 loại rau và trái cây giàu dinh dưỡng nhất được CDC Mỹ công bố, loại rau đứng thứ 3 này cũng có nhiều được coi là siêu thực phẩm với nhiều dưỡng chất thiết yếu.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022