Một con gà cúng đẹp thì sau khi luộc phải giữ được lớp da nguyên vẹn, căng bóng, đều màu nhưng vẫn đảm bảo thịt chín đều, mọng nước. Để làm được điều này đòi hỏi bạn phải có sự tập trung và tỉ mỉ trong suốt quá trình từ chuẩn bị cho đến luộc và trình bày. Tương ứng với các bí quyết luộc gà cúng chuẩn, đẹp tại 3 khâu chính chọn gà, mổ và tạo dáng gà và cuối cùng là luộc gà.
1. Cách chọn gà cúng
Ngay từ bước chọn gà, bạn cũng nên quan sát thật kỹ để có thể chọn ra một con gà cúng đẹp như mong muốn. Bạn nên chọn những con gà trống có các đặc điểm như mào có màu đỏ tươi và nhú cao đều nhau, lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng và ức gầy. Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên chọn những con gà có cân nặng từ 1,2kg đến 1,4 kg là vừa. Nếu chọn gà to quá bày sẽ không được đẹp, thịt kém ngọt lại nhiều xương.
Những con gà ngon sẽ có thân hình nhỏ gọn, săn chắc và ức nhỏ. Phần da gà thì vàng óng, những bộ phận như cánh ức, lưng sẽ có màu vàng đậm hơn; không bị thâm tím, tái; không có các đốm đen, nổi nốt. Gà sau khi mua về, bạn không nên mang đi thịt ngay mà hãy cắt đây trói và thả vào chuồng hoặc lồng từ 2-3 giờ để nó có thể đi lại cho máu không bị tụ lại ở chân, gà luộc lên sẽ không bị thâm đen phần chân.
2. Cách mổ và tạo dáng gà cúng
Đối với gà cúng, bạn không nên môt phanh như cách bạn vẫn hãy làm để chế biến các món rang, chiên hay luộc như bình thường. Để mổ gà cúng bạn phải mổ moi thì mới có thể tạo dáng đẹp cho gà và tránh tình trạng khi luộc lên bị co da. Sau khi đã làm sạch phần lông gà, bạn hãy dùng dao rạch một đường dọc khoảng 4cm gần hậu môn nhưng đảm bảo cách hậu môn khoảng 2-3 cm.
Tiếp đến, bạn hãy cho một tay vào bên trong và kéo hết nội tạng của gà ra ngoài. Cuối cùng chỉ cần làm sạch nội tạng và rửa sạch gà lại như bình thường là được. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt rời phần chân từ khuỷu nhưng không cắt đứt hẳn để tránh tình trạng co da khi luộc và gân nứt toác ở phần đùi.
Để gà cúng được đẹp mắt, ngoài việc quan tâm đến chọn gà hay mổ gà ra sao, bạn cũng cần quan tâm đến việc tạo hình gà cúng sao cho đẹp để giúp mâm cỗ thắp hương trông trang trọng và tươm tất hơn. Trước khi cho gà vào luộc bạn nên tạo hình gà trước, tham khảo 4 cách tạo hình gà cúng phổ biến dưới đây.
Cách tạo hình cánh tiên: Đầu tiên, bạn hãy dựng đứng cổ gà rồi ép về phía cánh gà. Tiếp đến, bạn đan chéo hai bên cánh gà về phía trước sao cho phần khớp của chúng chạm vào nhau đồng thời, dùng dây buộc để có thể cố định lại. Phân chân gà, bạn hãy bẻ quặt vào bụng, làm như vậy sẽ giúp cho gà có dáng ngồi tự nhiên rất đẹp.
Cách taọ hình gà chầu: Trong 4 cách tạo hình phổ biến thì có thể nói đây là cách tạo hình phức tạp và tốn nhiều thời gian nhất nên cách làm này thường sẽ được áp dụng trong các dịp lễ quan trọng hay cúng giao thừa. Cách tạo hình này xuất phát từ một quan niệm dân gian đó là gà sẽ về chầu trời và kể lại toàn bộ sự việc đã xảy ra trong 1 năm qua của gia đình.
Cách tạo hình gà chầu như sau: Đầu tiên, bạn hãy dùng dao rạch da ở 2 bên cổ gà với mỗi bên 1 đường. Tiếp đến bạn hãy nhét 2 đầu cánh gà vào 2 đường rạch này cho đến khi phần đầu cánh thò ra bên ngoài miệng gà. Khi thực hiện cách tạo hình này, bạn nên thực hiện nhét 2 cánh cùng một lúc để phần cánh thò ra được đều và đẹp, nhẹ tay để tránh làm gãy cánh gà.
Cách tạo hình gà bay: Để tạo hình gà bay, bạn hãy cẩn thận bẻ 2 cánh gà vắt ngược lên lưng. Sau đó, dùng một chiếc dây lạt không quá to để cố định khớp xương cách gà lên đầu gà. Khi buộc không nên buộc quá chặt để không làm rách cánh hoặc sau khi luộc gà cúng xong sẽ in dấu dây không đẹp mắt. Với chân, bạn xếp lại gọn gàng, giữ cho phần đầu luôn hướng về phía trước, dựng thẳng lên đẹp mắt.
Cách tạo hình gà quỳ: Cách tạo hình gà cúng kiểu gà quỳ là cách rất phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Cách này giúp dáng gà luộc trông tự nhiên,nhìn rõ được đầy đủ đầu, cánh chân. Cách làm gà quỳ so với những cách làm khác cũng đơn giản hơn. Cách tạo dáng gà quỳ nhưng sau: Bạn dùng dao rạch nhẹ khuỷu chân gà rồi bẻ chúng hướng vào phía sau. Lấy dây buộc cố định để tạo dáng đang quỳ tự nhiên. Bạnh cũng đặt cố định thẳng đầu và khép 2 cánh vào sát sườn bên gà để gà trông đẹp mắt nhất.
3. Cách luộc gà cúng
- Trước khi cho vào luộc, bạn hãy dùng nghệ thoa đều lên da gà để sau khi luộc gà sẽ có màu vàng đẹp mắt hơn. Để thực hiện, bạn hãy cắt lát nghệ rồi chà trực tiếp lên da một cách nhẹ nhàng hoặc giã nghệ lấy nước rồi thoa lên da gà và để trong khoảng thời gian 5 phút rồi mới luộc.
- Để luộc gà, bạn hãy sử dụng nồi có kích thước vừa sao cho có thể dễ dàng cho gà vào và nước đủ ngập gà là được. Nếu nồi lớn quá, lượng nước nhiều, đun sẽ lâu sôi mà còn làm mất nhiều thời gian mà nước luộc sẽ bị loãng. Còn nếu như nồi quá nhỏ sẽ khó xoay trở khi luộc, thịt chín không đều và da rất dễ nứt.
- Bạn không nên đợi cho nước sôi mới cho gà vào luộc vì như vậy da gà gặp phải nhiệt độ cao đột ngột sẽ lập tức bong tuột và nát. Vì vậy, bạn nên cho gà vào nồi trước, sau đó mới đổ nước vào ngập hết toàn bộ con gà.
- Chú ý phần bụng gà phải được đặt hướng xuống dưới để thịt có thể chín đều ngay từ bên trong và không bị thâm đen trong quá trình luộc. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm một vài lát gừng, ít hành khô đập dập, hành lá, ít muối và bột nêm... để khử mùi và tăng vị ngọt cho thịt gà.
- Sau khi nước sôi thì bạn giảm lửa đồng thời hớt bỏ bọt để da gà được sáng màu, bóng mướt và đun tiếp trong khoảng 7 - 8 phút.
- Để gà luộc trông mọng, có màu da tươi tắn thì sau khi vớt ra, bạn hãy cho gà ngay vào nồi nước sôi để nguội hoặc nước lạnh thì càng tốt. Đợi cho đến khi gà nguội hẳn thì mới lấy ra đĩa, nếu không da gà sẽ bị khô và xỉn màu. Cuối cùng, đợi cho đến khi thịt ráo nước đi một chút, bạn hãy giã nát một ít nghệ vàng rồi vắt lấy nước để trộn với mỡ gà đã rán vàng, sau đó quét một lớp mỏng lên da để con gà có màu vàng bóng và căng mượt hấp dẫn.