Rau muống luộc rồi dầm sấu là món ăn đơn giản nhưng nhiều người yêu thích. Đĩa rau muống luộc xanh giòn, không bị thâm, chấm với nước mắm hoặc chấm tương, tô nước rau dầm với sấu tạo vị chua chua ăn rất đưa cơm. Thế nhưng nếu thời điểm thả sấu vào không đúng có thể làm ảnh hưởng màu xanh của rau.

Hơn nữa rau muống có nhiều chất nhựa nên luộc không khéo rất dễ bị thâm đen, trông mất cảm tình và rau bị chát. Do đó khi luộc cần chú ý những điều sau sẽ giúp bạn có đĩa rau muống luộc xanh ngon và tô nước luộc dầm sấu không quá chua.

rau-muong-luoc-cho-sau-truoc-hay-sau-1630.jpeg

Chuẩn bị 

Nguyên liệu gồm rau muống 500 gr; sấu xanh từ 3 - 4 quả và 1 lít nước lạnh.

Sấu xanh cạo vỏ khứa vòng quanh cho khi chín dễ dầm. Hoặc mùa cuối năm sấu tích trữ trong ngăn đá thì bạn bỏ ra cho tan đông. Rau muống rửa sạch, bỏ cọng già.

Luộc rau

Cho nồi lên bếp đun sôi 1 lít nước, thêm 1 chút muối vào, sau đó cho rau vào và dùng đũa đảo nhanh, để toàn bộ rau tiếp xúc với nước sôi, và để lửa to cho nước nhanh sôi trở lại thì rau sẽ không bị thâm.

rau-muong-luoc-sau-1630.jpeg

Bí quyết cho rau xanh

Để lửa lớn cho nồi nước nhanh sôi trở lại

Lấy đũa đảo cho rau chạm xuống nước nhanh sẽ không bị thâm tái, lấy đũa dàn rau đều sao cho lượng nước đủ ngập rau, tránh cho quá ít nước, rau bị phơi trên bề mặt sẽ bị thâm.

Rau chín vừa đủ mới không bị thâm trở lại. Bạn bấm vào cọng rau muống thấy mềm là được. Thời gian luộc tầm 3-5 phút tùy loại rau.

Nếu rau chín tái thì sau khi vớt ra một lúc chúng sẽ bị thâm và bị chát. Rau chín quá sẽ bị vàng và nhũn, không giòn. Rau chín vừa đủ thì chất oxalat tan vào nước, rau xanh mà máu sắc lại đẹp. Cho một chút dầu ăn vào nồi rồi vớt rau ra. Vớt rau ra nhớ tải rộng trên đĩa lớn hoặc rổ thì rau sẽ nhanh thoát hơi nóng, giữ màu xanh đẹp hơn. Bạn làm nhiều làm cỗ để lâu thì việc cho dầu ăn vào là cần thiết để giữ màu rau xanh lâu và chống vi khuẩn.

Bạn cũng có thể vớt rau vào thau nước đá để áp dụng phương pháp sốc nhiệt nhằm giữ màu xanh cho rau.

Khi luộc rau cần chú ý lượng rau luộc nồi luộc và bếp. Nếu luộc nồi quá rộng làm cho nước lâu sôi trở lại và nước không ngập rau sẽ làm rau bị sượng, thâm đen. Do đó nên căn chỉnh dùng nồi tương ứng với bếp và tương ứng với số rau cần luộc. Trong trường hợp luộc nhiều rau mà nồi nhỏ nên luộc thành nhiều lần, tránh tình trạng rau lâu sôi trở lại sẽ làm mất ngon rau.

rau-3-1630.jpeg

Sau khi vớt rau ra bạn mới cho sấu vào nhé

Sấu mà cho vào cùng rau muống sẽ làm cho chất chua tác động lên cọng rau làm cho cọng rau nhanh bị vàng, không giữ được màu xanh nữa. Và rau khi dính nước sấu khi để ngoài dễ bị chua.

Bạn cho sấu vào rồi đun cho sấu mềm trong còng 1- 2 phút thì tắt bếp, dầm sấu từ từ để đạt độ chua hợp lý. Nên để lại quả sấu dầm vào nước mắm để chấm rau.

Rau muống chấm nước mắm dầm sấu thêm chút tỏi ớt là rất ngon. 

Rau muống rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cần chú ý đảm bảo luộc chín. Rau muống tránh mua loại rau quá xanh, khi luộc thấy nước rau thôi ra xanh và đục đục có thể đó là rau muống đã bị bón thừa phân đạm, ngọn rau luộc xong xanh nhưng nhanh nhũn, ăn bị nhạt.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022