20240916-173133-1744993811.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZjDKh0X5Us_Nm0Xi76Q-CQ

Căn nhà cổ hai tầng, có ban công rộng, treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nằm trong con hẻm nối hai con đường Nguyễn Đình Chiểu - Võ Văn Tần đông người, xe qua lại.

Thời chống Mỹ, nơi này được ngụy trang là nhà ở của hai chiến sĩ biệt động Trần Vai Lai (tức Mai Hồng Quế, Năm Lai, Năm Usom...) - Đặng Thị Thiệp (tức Đặng Thị Tuyết Mai). Ông Lai làm thầu khoán thiết kế và trang trí nội thất cho Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (nay là Dinh Độc Lập), tận dụng công việc này để hoạt động cách mạng. Bà Thiệp được tổ chức sắp đặt làm vợ của ông. Sau này, họ trở thành vợ chồng thật sự, có với nhau 6 người con.

Căn nhà cổ hai tầng, có ban công rộng, treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nằm trong con hẻm nối hai con đường Nguyễn Đình Chiểu - Võ Văn Tần đông người, xe qua lại.

Thời chống Mỹ, nơi này được ngụy trang là nhà ở của hai chiến sĩ biệt động Trần Vai Lai (tức Mai Hồng Quế, Năm Lai, Năm Usom...) - Đặng Thị Thiệp (tức Đặng Thị Tuyết Mai). Ông Lai làm thầu khoán thiết kế và trang trí nội thất cho Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (nay là Dinh Độc Lập), tận dụng công việc này để hoạt động cách mạng. Bà Thiệp được tổ chức sắp đặt làm vợ của ông. Sau này, họ trở thành vợ chồng thật sự, có với nhau 6 người con.

FB-IMG-1744882391954-1744993817.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5Tky9oatX7tcawAPEZys9g

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai lộ thân phận sau chiến dịch Mậu Thân 1968, khiến địa điểm này cùng nhiều căn cứ Biệt động Sài Gòn khác bị chính quyền cũ tịch thu và bán lại cho người dân.

Sau ngày hòa bình 30/4/1975, Bộ Tư lệnh TP HCM lấy lại căn nhà này làm di tích. Hiện tại, nơi đây thuộc hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, được thực hiện bởi ông Trần Kiến Xương - Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam của Tòa án Nhân dân tối cao. Ông Xương là người con thứ ba của ông Lai - bà Thiệp.

Ông Lai cho biết địa điểm tại quận 3 là một trong các căn cứ Biệt động Sài Gòn đầu tiên được ông phục dựng hoàn thiện vào thập niên 1980. Bảo tàng được công nhận di tích cấp thành phố năm 1984 và cấp quốc gia năm 1988. Ảnh: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai lộ thân phận sau chiến dịch Mậu Thân 1968, khiến địa điểm này cùng nhiều căn cứ Biệt động Sài Gòn khác bị chính quyền cũ tịch thu và bán lại cho người dân.

Sau ngày hòa bình 30/4/1975, Bộ Tư lệnh TP HCM lấy lại căn nhà này làm di tích. Hiện tại, nơi đây thuộc hệ thống Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, được thực hiện bởi ông Trần Kiến Xương - Vụ trưởng Vụ Công tác phía Nam của Tòa án Nhân dân tối cao. Ông Xương là người con thứ ba của ông Lai - bà Thiệp.

Ông Lai cho biết địa điểm tại quận 3 là một trong các căn cứ Biệt động Sài Gòn đầu tiên được ông phục dựng hoàn thiện vào thập niên 1980. Bảo tàng được công nhận di tích cấp thành phố năm 1984 và cấp quốc gia năm 1988. Ảnh: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

FB-IMG-1744882416828-1744993829.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MRhNhUIs4QK7Pv9QOoYLEQ

Điểm nhấn thu hút du khách tới thăm bảo tàng là căn hầm trú ém quân và chứa vũ khí. Miệng hầm ở phòng khách, dưới gầm bàn trà, được che đậy kín đáo bằng các viên gạch, không dễ để mắt thường phát hiện. Từ lối chui xuống ở tầng trệt, căn hầm có lối đi bí mật dẫn lên thẳng tầng trên.

Theo ông Trần Kiến Xương, căn hầm do bố mẹ ông tự tay đào trong nhiều tháng, từ khoảng năm 1965, phục vụ chứa vũ khí cho cho chiến dịch Mậu Thân 1968.

'Ba mẹ tôi không thể nhờ thêm ai khác hỗ trợ đào hầm vì nhiều người tham gia sẽ dễ lộ tẩy hành động', ông Xương giải thích. Ảnh: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Điểm nhấn thu hút du khách tới thăm bảo tàng là căn hầm trú ém quân và chứa vũ khí. Miệng hầm ở phòng khách, dưới gầm bàn trà, được che đậy kín đáo bằng các viên gạch, không dễ để mắt thường phát hiện. Từ lối chui xuống ở tầng trệt, căn hầm có lối đi bí mật dẫn lên thẳng tầng trên.

Theo ông Trần Kiến Xương, căn hầm do bố mẹ ông tự tay đào trong nhiều tháng, từ khoảng năm 1965, phục vụ chứa vũ khí cho cho chiến dịch Mậu Thân 1968.

'Ba mẹ tôi không thể nhờ thêm ai khác hỗ trợ đào hầm vì nhiều người tham gia sẽ dễ lộ tẩy hành động', ông Xương giải thích. Ảnh: Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

tang-tret-va-tang-ham-trong-can-cu-biet-dong-sai-gon-tai-qua-1744994036.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=QCyiZnt7JJwZtsAVYqWf_A
Tầng trệt và tầng hầm trong căn cứ Biệt động Sài Gòn tại quận 3, TP HCM
Tầng trệt và tầng hầm trong căn cứ Biệt động Sài Gòn tại quận 3, TP HCM. Video: Thanh Khoa - Phong Kiều
BeautyPlus-20241012230931099-save-1744994068.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MxHceNFUlf498oIhfkqwcw

Căn nhà được bài trí cơ bản nhưng sang trọng, có không khí nơi ở của một thương nhân thành đạt những năm 1960.

Căn nhà được bài trí cơ bản nhưng sang trọng, có không khí nơi ở của một thương nhân thành đạt những năm 1960.

20240916-172911-1744994073.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=olfM1DP084gwVtESlRc9nQ

Một góc phòng ngủ trong căn nhà. Ông Trần Kiến Xương cho biết thời chiến tranh, mẹ ông cùng các con sinh sống tại căn nhà khác ở đường Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận. Ông và các anh chị em không được công khai nhận cha. Mỗi lần ông Lai về thăm nhà, những người con gọi ông là 'má', 'bác' để tránh hàng xóm sinh nghi.

Một góc phòng ngủ trong căn nhà. Ông Trần Kiến Xương cho biết thời chiến tranh, mẹ ông cùng các con sinh sống tại căn nhà khác ở đường Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận. Ông và các anh chị em không được công khai nhận cha. Mỗi lần ông Lai về thăm nhà, những người con gọi ông là 'má', 'bác' để tránh hàng xóm sinh nghi.

IMG-20250418-230322-1744994078.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MfI9nQSsBUOYGkpvoHXPnA

Góc may vá của bà Thiệp trong căn nhà cổ.

Bà nhiều năm mang tiếng 'chửa hoang', đẻ nhiều người con nhưng không có chồng. Sau ngày thống nhất đất nước, ông bà mất hai năm mới được chứng thực là chiến sĩ hoạt động đơn tuyến nội thành Sài Gòn, hoàn thành giấy tờ làm vợ chồng hợp pháp. Bốn người con đầu của ông bà lúc ấy mới được làm khai sinh, lấy chung ngày sinh 7/5. 'Đến khi ba tôi mất, anh trai tôi vẫn quen gọi ba là bác. Chị gái tôi thì gọi bố vì ba tôi là người gốc Bắc', ông Xương nói.

Góc may vá của bà Thiệp trong căn nhà cổ.

Bà nhiều năm mang tiếng 'chửa hoang', đẻ nhiều người con nhưng không có chồng. Sau ngày thống nhất đất nước, ông bà mất hai năm mới được chứng thực là chiến sĩ hoạt động đơn tuyến nội thành Sài Gòn, hoàn thành giấy tờ làm vợ chồng hợp pháp. Bốn người con đầu của ông bà lúc ấy mới được làm khai sinh, lấy chung ngày sinh 7/5. 'Đến khi ba tôi mất, anh trai tôi vẫn quen gọi ba là bác. Chị gái tôi thì gọi bố vì ba tôi là người gốc Bắc', ông Xương nói.

20240916-174009-1744994084.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sOGQQ0xvhXvh1FStZ9RCsg

Góc bếp trong căn nhà được bài trí một số loại đồ dùng với mẫu mã thập niên 1960. Quá trình phục dựng các căn cứ Biệt động Sài Gòn, ông Trần Kiến Xương cùng cộng sự kết hợp hiện vật thật liên quan đến quá trình hoạt động của các chiến sĩ biệt động với đồ cổ được sưu tầm từ nhiều nơi.

Góc bếp trong căn nhà được bài trí một số loại đồ dùng với mẫu mã thập niên 1960. Quá trình phục dựng các căn cứ Biệt động Sài Gòn, ông Trần Kiến Xương cùng cộng sự kết hợp hiện vật thật liên quan đến quá trình hoạt động của các chiến sĩ biệt động với đồ cổ được sưu tầm từ nhiều nơi.

20240916-172042-1744994101.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PoKByvgCHM1AEXZJBehkaQ

Từ những năm 1980, khi ngoài 20 tuổi, ông Trần Kiến Xương bắt đầu phục dựng các căn cứ Biệt động Sài Gòn. Đến nay, ông đã hoàn thành 10 căn cứ, nhưng mới mở cửa đón khách tại ba địa điểm trong nội thành TP HCM và một điểm tại huyện đảo Cần Giờ.

Từ những năm 1980, khi ngoài 20 tuổi, ông Trần Kiến Xương bắt đầu phục dựng các căn cứ Biệt động Sài Gòn. Đến nay, ông đã hoàn thành 10 căn cứ, nhưng mới mở cửa đón khách tại ba địa điểm trong nội thành TP HCM và một điểm tại huyện đảo Cần Giờ.

Bài và ảnh: Phong Kiều

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022