20240505-125820-1744987267.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=k2z7kjMkYrjnml2J_Q5mDQ

Công trình thuộc chuỗi bảo tàng tư nhân được bảo tồn bởi ông Trần Kiến Xương (tức Trần Vũ Bình) - vụ trưởng Vụ công tác phía Nam của Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông là con trai thứ ba của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (còn có các bí danh Mai Hồng Quế, Năm Lai, Năm Usom...).

Thời kháng chiến chống Mỹ, ông Trần Văn Lai hoạt động đơn tuyến trong lòng Sài Gòn với danh tính nhà thầu khoán thiết kế và trang trí nội thất. Nhờ phụ trách làm nội thất cho Dinh Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa (nay là Dinh Độc Lập), ông góp công lớn trong cuộc tấn công vào dinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Công trình thuộc chuỗi bảo tàng tư nhân được bảo tồn bởi ông Trần Kiến Xương (tức Trần Vũ Bình) - vụ trưởng Vụ công tác phía Nam của Tòa án Nhân dân Tối cao. Ông là con trai thứ ba của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (còn có các bí danh Mai Hồng Quế, Năm Lai, Năm Usom...).

Thời kháng chiến chống Mỹ, ông Trần Văn Lai hoạt động đơn tuyến trong lòng Sài Gòn với danh tính nhà thầu khoán thiết kế và trang trí nội thất. Nhờ phụ trách làm nội thất cho Dinh Tổng thống của chế độ Việt Nam Cộng hòa (nay là Dinh Độc Lập), ông góp công lớn trong cuộc tấn công vào dinh trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

20240913221746507-1744987287.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kLByVHr1x2xmgroWMjnStw

Thời kháng chiến chống Mỹ, tòa nhà 5 tầng này mang vỏ bọc Nghiệp đoàn xích lô đạp Ngọc Quế, nơi ông Trần Văn Lai điều hành việc thiết kế nội thất cho các công trình lớn trong thành phố. Sau khi ông Lai bị lộ danh tính sau trận Mậu Thân, tòa nhà bị chính quyền Sài Gòn cũ tịch thu rồi rao bán và cho người dân thuê.

Thời kháng chiến chống Mỹ, tòa nhà 5 tầng này mang vỏ bọc Nghiệp đoàn xích lô đạp Ngọc Quế, nơi ông Trần Văn Lai điều hành việc thiết kế nội thất cho các công trình lớn trong thành phố. Sau khi ông Lai bị lộ danh tính sau trận Mậu Thân, tòa nhà bị chính quyền Sài Gòn cũ tịch thu rồi rao bán và cho người dân thuê.

20240913221746706-1744988342.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CYrZjLvJ_D8rvx6qQ-VIXA

Sau ngày hòa bình lập lại, ông Trần Kiến Xương tìm cách mua lại tòa nhà để làm di tích tham quan - nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, việc này kéo dài hơn 20 năm.

Do nhiều lý do khách quan, ông Xương mua lại được nửa ngoài của tầng trệt cùng trọn vẹn tầng hai và tầng ba. Trong đó, tầng trệt (ảnh) bài trí nhiều tivi, đài và băng cassette với mẫu mã cũ để khơi gợi không khí cổ điển cho di tích. Tầng hai là không gian chính của bảo tàng, tầng ba được dùng làm quán cafe dành riêng khách tham quan bảo tàng. Các phần còn lại hiện vẫn có các hộ dân sinh sống.

Sau ngày hòa bình lập lại, ông Trần Kiến Xương tìm cách mua lại tòa nhà để làm di tích tham quan - nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, việc này kéo dài hơn 20 năm.

Do nhiều lý do khách quan, ông Xương mua lại được nửa ngoài của tầng trệt cùng trọn vẹn tầng hai và tầng ba. Trong đó, tầng trệt (ảnh) bài trí nhiều tivi, đài và băng cassette với mẫu mã cũ để khơi gợi không khí cổ điển cho di tích. Tầng hai là không gian chính của bảo tàng, tầng ba được dùng làm quán cafe dành riêng khách tham quan bảo tàng. Các phần còn lại hiện vẫn có các hộ dân sinh sống.

20240505-123321-1744987305.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Xe233OY2oFYKT3CTHFcrgw

Đây là một trong số ít tòa nhà tại TP HCM còn lưu giữ kiểu thang máy đầu thế kỷ 20 với cửa sắt bao ngoài, cửa gỗ bên trong. Thang máy nhỏ, thường chỉ chứa được hai hoặc ba người lớn.

Đây là một trong số ít tòa nhà tại TP HCM còn lưu giữ kiểu thang máy đầu thế kỷ 20 với cửa sắt bao ngoài, cửa gỗ bên trong. Thang máy nhỏ, thường chỉ chứa được hai hoặc ba người lớn.

20240505183122598-1744987549.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=iJTQbEtVQNUNlkZbQqHqpQ

Dù mất thời gian dài mới được mua lại làm di tích, căn cứ Biệt đội Sài Gòn - Gia Định trên đường Trần Quang Khải giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc bên trong. 'Đấy là một may mắn của tôi và các cộng sự làm bảo tàng. Một số căn cứ khác đã bị hư hại tường, gạch bông. Vài điểm đã bị chủ mới phá đi và xây thành nhà mới. Những điều đó làm tôi rất đau xót', ông Trần Kiến Xương nói với Ngôi Sao.

Dù mất thời gian dài mới được mua lại làm di tích, căn cứ Biệt đội Sài Gòn - Gia Định trên đường Trần Quang Khải giữ tương đối nguyên vẹn kiến trúc bên trong. 'Đấy là một may mắn của tôi và các cộng sự làm bảo tàng. Một số căn cứ khác đã bị hư hại tường, gạch bông. Vài điểm đã bị chủ mới phá đi và xây thành nhà mới. Những điều đó làm tôi rất đau xót', ông Trần Kiến Xương nói với Ngôi Sao.

20240505-121323-1744987310.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PFE8ZDN9xl0yi6WEq3hL_Q

Không gian chính giữa của tầng hai trong bảo tàng được bài trí như một đài tưởng niệm nhỏ, trên đó gắn ảnh chân dung một số chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Khách đến thăm bảo tàng đều dừng lại tại đây, lặng im ngắm nhìn thay cho lời mặc niệm.

Không gian chính giữa của tầng hai trong bảo tàng được bài trí như một đài tưởng niệm nhỏ, trên đó gắn ảnh chân dung một số chiến sĩ của lực lượng Biệt động Sài Gòn. Khách đến thăm bảo tàng đều dừng lại tại đây, lặng im ngắm nhìn thay cho lời mặc niệm.

20240505-122441-1744987326.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=uZkuLAsTvy4lDbeI5oe_kQ

Ông Trần Văn Lai (1920 - 2002), quê gốc Thái Bình, vào Nam kỳ từ 16 tuổi, hoạt động mật chống Pháp khi ở tuổi 22. Ông là nguyên mẫu của nam chính Tư Chung (Quang Thái đóng) trong phim điện ảnh 'Biệt động Sài Gòn).

Phục vụ hoạt động cách mạng, tổ chức biệt động sắp xếp cho ông Lai và chiến sĩ Phạm Thị Chinh trở thành vợ chồng. Nhờ gia thế có tiếng nói tại Sài Gòn thập niên 1950-1960, bà Chinh giúp ông Lai thuận lợi trở thành thầu khoán nội thất.

Sau khi bà Chinh hy sinh năm 1964, ông Lai được tổ chức sắp xếp cuộc hôn nhân với bà Đặng Thị Thiệp (mẹ của ông Trần Kiến Xương).

Ông Trần Văn Lai (1920 - 2002), quê gốc Thái Bình, vào Nam kỳ từ 16 tuổi, hoạt động mật chống Pháp khi ở tuổi 22. Ông là nguyên mẫu của nam chính Tư Chung (Quang Thái đóng) trong phim điện ảnh 'Biệt động Sài Gòn).

Phục vụ hoạt động cách mạng, tổ chức biệt động sắp xếp cho ông Lai và chiến sĩ Phạm Thị Chinh trở thành vợ chồng. Nhờ gia thế có tiếng nói tại Sài Gòn thập niên 1950-1960, bà Chinh giúp ông Lai thuận lợi trở thành thầu khoán nội thất.

Sau khi bà Chinh hy sinh năm 1964, ông Lai được tổ chức sắp xếp cuộc hôn nhân với bà Đặng Thị Thiệp (mẹ của ông Trần Kiến Xương).

20240913222027552-1744987413.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ilub1rIiYUlVtJN7kd7DXQ

Để che mắt giặc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, căn cứ Biệt động Sài Gòn được bài trí như một doanh nghiệp tư nhân với phòng làm việc riêng của ông Trần Văn Lai. Màu tường vàng, gạch bông cách đây hơn nửa thế kỷ được gìn giữ nguyên vẹn. Ánh nắng và ánh đèn bàn hắt lên tường tạo thành thứ ánh sáng vàng dịu dàng phủ lên không gian. Bàn ghế, tủ gỗ đều là đồ cổ, được sắp đặt tương tự với không gian nguyên bản.

Để che mắt giặc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, căn cứ Biệt động Sài Gòn được bài trí như một doanh nghiệp tư nhân với phòng làm việc riêng của ông Trần Văn Lai. Màu tường vàng, gạch bông cách đây hơn nửa thế kỷ được gìn giữ nguyên vẹn. Ánh nắng và ánh đèn bàn hắt lên tường tạo thành thứ ánh sáng vàng dịu dàng phủ lên không gian. Bàn ghế, tủ gỗ đều là đồ cổ, được sắp đặt tương tự với không gian nguyên bản.

20240913221859754-1744987427.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=izd9tiLwnAnei1fCY5dDhw

Một bức tường trong phòng treo một số hình ảnh anh hùng Trần Văn Lai đoàn tụ với mẹ, vợ và các con sau ngày hòa bình 30/4/1975.

Một bức tường trong phòng treo một số hình ảnh anh hùng Trần Văn Lai đoàn tụ với mẹ, vợ và các con sau ngày hòa bình 30/4/1975.

20240505-121457-1744987509.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CYgwj9oHdoBvKReOY5TqOw

Không gian mở bên ngoài tái hiện phòng tiếp khách của Nghiệp đoàn Ngọc Quế. Theo ông Trần Kiến Xương, đi qua nhiều thập kỷ loạn lạc, nội thất nguyên bản của nghiệp đoàn thất lạc nhiều, ông và các cộng sự tốn công sức để mua lại từ các hộ dân. Nội thất hiện tại ở bảo tàng kết hợp nội thất nguyên bản của tòa nhà và đồ cổ được ông cùng các cộng sự sưu tập từ nhiều nơi.

Không gian mở bên ngoài tái hiện phòng tiếp khách của Nghiệp đoàn Ngọc Quế. Theo ông Trần Kiến Xương, đi qua nhiều thập kỷ loạn lạc, nội thất nguyên bản của nghiệp đoàn thất lạc nhiều, ông và các cộng sự tốn công sức để mua lại từ các hộ dân. Nội thất hiện tại ở bảo tàng kết hợp nội thất nguyên bản của tòa nhà và đồ cổ được ông cùng các cộng sự sưu tập từ nhiều nơi.

20240913221900773-1744987535.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=0Z1DkYVkp2y1ZpYo4jen9Q

Xe Vespa, máy khâu, đồng hồ là các sản phẩm bài trí nhằm tạo cảm giác ngược dòng về quá khứ.

Xe Vespa, máy khâu, đồng hồ là các sản phẩm bài trí nhằm tạo cảm giác ngược dòng về quá khứ.

20240505-121135-1744987443.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PVhHmajNz9AFGn9C3bOvdw

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định dành phần nhiều không gian để tái hiện chiến dịch Mậu Thân 1968 trong lòng Sài Gòn, với bản đồ chi tiết của các mũi tiến quân (góc phải) và hình ảnh trong các trận đánh (góc trái). Kết hợp lời thuyết minh của nhân viên bảo tàng, du khách hình dung chân thật phần nào không khí cam go của chiến dịch lịch sử.

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định dành phần nhiều không gian để tái hiện chiến dịch Mậu Thân 1968 trong lòng Sài Gòn, với bản đồ chi tiết của các mũi tiến quân (góc phải) và hình ảnh trong các trận đánh (góc trái). Kết hợp lời thuyết minh của nhân viên bảo tàng, du khách hình dung chân thật phần nào không khí cam go của chiến dịch lịch sử.

20240505-121124-1744987446.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=5mEi5eAbqawZ4C4zgYeQBw

Nhiều loại vũ khí gắn liền lực lượng biệt động được trưng bày tại bảo tàng.

Nhiều loại vũ khí gắn liền lực lượng biệt động được trưng bày tại bảo tàng.

20240505-121158-1744987449.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=InXmDJfyxQYTfO8rUXkZFw

Một số tác phẩm trưng bày mô phỏng cách các chiến sĩ biệt động giấu vũ khí bên khúc gỗ, giỏ trái cây khi vận chuyển từ ngoại ô vào thành, phục vụ cho chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

Một số tác phẩm trưng bày mô phỏng cách các chiến sĩ biệt động giấu vũ khí bên khúc gỗ, giỏ trái cây khi vận chuyển từ ngoại ô vào thành, phục vụ cho chiến dịch Tết Mậu Thân 1968.

20240505-121225-1744987455.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wpAgMKt38_DgcAMBw_cqRg

Một số đồ dùng cơ bản của các chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Một số đồ dùng cơ bản của các chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

20240505-121104-1744990281.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YtXAVVslsLCIcZm1OIuPfw

Các hiện vật máy đánh chữ, điện đài. Theo nhân viên tại đây, bảo tàng thu hút khách du lịch quanh năm, với các đoàn cựu chiến binh, cơ quan đoàn thể trong nước và nhiều đoàn du khách châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc...

Các hiện vật máy đánh chữ, điện đài. Theo nhân viên tại đây, bảo tàng thu hút khách du lịch quanh năm, với các đoàn cựu chiến binh, cơ quan đoàn thể trong nước và nhiều đoàn du khách châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc...

20240913221745937-1744990463.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=i7YfIzm02bKzy1Vd1_5q4Q

Ghé thăm bảo tàng vào tháng 4 năm ngoái, NSƯT Thanh Loan (vai ni cô Huyền Trang trong phim 'Biệt động Sài Gòn' xúc động vì nhìn ngắm những hiện vật chiến đấu của các chiến sĩ biệt động. Bà bày tỏ: 'Cảm ơn cháu Bình, con trai anh hùng biệt động Trần Văn Lai, đã dày công sưu tầm để các thế hệ mai sau biết đến lịch sử chống giặc của ông cha mình'.

Ghé thăm bảo tàng vào tháng 4 năm ngoái, NSƯT Thanh Loan (vai ni cô Huyền Trang trong phim 'Biệt động Sài Gòn' xúc động vì nhìn ngắm những hiện vật chiến đấu của các chiến sĩ biệt động. Bà bày tỏ: 'Cảm ơn cháu Bình, con trai anh hùng biệt động Trần Văn Lai, đã dày công sưu tầm để các thế hệ mai sau biết đến lịch sử chống giặc của ông cha mình'.

20240913221745610-1744990469.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=bj3_cNJ4yVeULo6i_73OrQ

Ông Trần Kiến Xương cho biết thực hiện chuỗi Bảo tàng Biệt động Sài Gòn là tâm huyết của ông 40 năm nay, là cách ông tri ân cha ruột và các anh hùng biệt động ngày xưa. Đến nay, ông đã phục dựng 10 căn cứ biệt động, mở cửa ba căn cứ trong nội thành TP HCM và một căn cứ tại huyện đảo Cần Giờ. Hành trình này tốn nhiều công sức, do vợ chồng ông tự tích góp thực hiện.

Ông Trần Kiến Xương cho biết thực hiện chuỗi Bảo tàng Biệt động Sài Gòn là tâm huyết của ông 40 năm nay, là cách ông tri ân cha ruột và các anh hùng biệt động ngày xưa. Đến nay, ông đã phục dựng 10 căn cứ biệt động, mở cửa ba căn cứ trong nội thành TP HCM và một căn cứ tại huyện đảo Cần Giờ. Hành trình này tốn nhiều công sức, do vợ chồng ông tự tích góp thực hiện.

Bài và ảnh: Phong Kiều

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022