Bún được làm từ tinh bột gạo tẻ. Để có được mẻ bún chất lượng, gạo tẻ phải được tuyển chọn khá kỹ để đảm bảo không bị mốc hay mối mọt. Quy trình sản xuất bún sạch thường mất từ 5 tới 7 ngày để cho ra thành phẩm là sợi bún có màu trắng ngà của gạo, độ giòn dai tự nhiên.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất bún vì lợi nhuận mà cho thêm hoá chất vào để làm bún nhanh hơn, sợi bún dai và có màu sắc bắt mắt hơn. Việc dử dụng những loại bún này không chỉ làm giảm chất lượng của món ăn mà còn dễ gây bệnh. Do đó làm thế nào để phân biệt bún sạch và bún nhiễm hóa chất là điều rất nhiều người quan tâm.

Cách phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất

Để nhận biết bún an toàn hay không, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau.

Màu sắc

Do chế biến từ bột gạo tẻ nên sợi bún thành phẩm tự nhiên có màu trắng ngà, hơi đục, không được trắng sáng bắt mắt như sợi bún có hoá chất.

Độ bóng

Nhiều nhà sản xuất sử dụng hóa chất để sợi bún trông bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách hàng. Bún loại này thường có màu trắng tinh, sợi bóng, dai hơn, trong khi bún sạch không có độ bóng, màu trắng đục.

Độ dai

Một dấu hiệu khác để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất là độ dai. Sợi bún sạch có đội dai tự nhiên nên rất dễ đứt gãy, nát nếu bị tách mạnh tay. Khi chạm tay vào sợi bún, ta sẽ có cảm giác hơi dính, mềm nhuyễn đặc trưng của bột gạo.

Còn sợi bún được tẩm ướp hóa chất thường dai, giòn, có độ đàn hồi tốt hơn, không có hoặc ít có cảm giác dính tay, mềm mại của bột gạo.

Hương vị

Ngoài việc quan sát, cảm nhận bằng mắt từ bên ngoài, bún sạch và bún chứa hoá chất cũng có sự khác nhau ở hương vị khi ăn. Sợi bún sạch thường có mùi hơi chua dịu, đây là mùi chua tự nhiên của bột gạo lên men chứ không phải do bún bị hỏng. Còn sợi bún chứa hoá chất thường đã được tẩy trắng và tẩy mùi rồi nên không còn mùi chua đặc trưng đó nữa. Đây là dấu hiệu quan trọng để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất.

Phân biệt bằng nước mắm

Bạn có thể dùng nước mắm để phân biệt bún sạch với bún nhiễm hoá chất. Trước khi dùng bữa, hãy thử trộn một chút bún vào bát nước mắm, nếu sợi bún mềm và nhanh ngấm nước mắm thì đó là bún sạch. Ngược lại, sợi bún có hoá chất sẽ cứng và ít ngấm nước mắm hơn do lớp hoá chất phủ bên ngoài đã ngăn nước mắm thấm vào bên trong.

anh-cat-dan-nghe-thuat-lich-ghi-nho-hinh-nen-may-tinh-7-19423539-1701847486863-1701847487031751427079.png

Có một số cách phân biệt bún sạch và bún nhiễm hoá chất mà bạn có thể tham khảo. (Ảnh minh hoạ: Vietnamnet)

Những loại bún phổ biến

Bún có khá nhiều loại, phù hợp với các món ăn khác nhau.

  • Bún rối: Là loại bún sau khi được vớt ra khỏi nồi nước tráng thì được để vào thúng một cách tương đối lộn xộn, không có hình khối rõ rệt. Bún rối là loại phổ biến nhất và thích hợp với nhiều món ăn nhất.
  • Bún vắt hay bún lá: Các sợi bún được vắt thành từng dây có đường kính độ 4-5mm, dài cỡ 30–40 cm. Khi ăn, các lá bún này được cắt thành từng đoạn ngắn.
  • Bún nắm: Các sợi bún được nắm thành từng bánh nhỏ, bẹt, ít phổ biến hơn so với hai loại bún trên. Bún vắt và bún nắm thích hợp với cá món chấm, chẳng hạn như bún ốc nguội, bún đậu mắm tôm.

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu đặc biệt của người tiêu dùng, nhiều nơi sản xuất thêm các loại bún làm từ gạo lứt.

hong-nhung-gac-chan-1700986525970165364035-0-120-710-1256-crop-17009865323011260272906.pngGây tranh cãi vì gác chân lên bảng tên, 'Chị Đẹp' Hồng Nhung cũng gây bất ngờ không kém với khả năng 'vào bếp'

GĐXH - Đang nổi bật trong show giải trí "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng", Hồng Nhung còn gây bất ngờ với tài nấu nướng của mình.

avatar1687144881300-1687144882092197924386-0-0-239-382-crop-17009882496572027932499.jpgAi chiều Ngô Thanh Vân bằng Huy Trần? Học làm món chay, trang trí toàn hoa dành cho riêng vợ

GĐXH - Ai cũng biết sở trường của Huy Trần là các món Âu, nhưng dù không rành món Việt, ông xã Ngô Thanh Vân vẫn rất kiên nhẫn học hỏi để làm cho vợ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022