Do đó, mời khách cũng phải lựa người, tham gia bữa tiệc cũng phải cẩn thận, để tránh thêm phiền phức, rước thị phi.
Có 4 kiểu người mà bạn không nên ăn chung:
1. Nhân phẩm không tốt
Trên bàn ăn không nên xuất hiện thêm người có tính cách xấu, bởi lẽ họ thường thiếu tự chủ, dễ mất kiểm soát và mọi chuyện càng thậm tệ hơn khi có men say.
Thật ra, chúng ta không có quyền cấm cản họ ngồi vào bàn tiệc chung, nhưng nếu biết trước và tìm cách tránh xa, bạn cũng có thể bớt đi vài phần rắc rối. Thậm chí bạn cũng có thể chọn lựa việc không tham gia vào bữa tiệc này khi có mặt họ.
2. Kiểu người hay soi mói, kiếm chuyện
Một số người chỉ thích nhìn chằm chằm vào cuộc sống riêng tư của người khác, thường nói lời bóng gió, bàn tán sau lưng, lấy vấn đề không liên quan đến mình để làm thú vui tiêu khiển, cười cợt mỉa mai.
Kiểu người này thường “ngồi không cũng kiếm chuyện”, “sợ thiên hạ thái bình”, khiến ai ngồi chung bàn cũng vô cùng khó chịu và bất mãn. Họ hết chọc tức người này lại đến bới móc đời tư của người khác, thậm chí còn thích làm khó nhân viên phục vụ.
Nếu bạn thường xuyên mời những người như vậy làm khách, điều đó sẽ khiến người khác hiểu lầm rằng bạn cũng giống họ, từ đó tránh xa, phát sinh thành kiến.
3. Đã từng phát sinh mâu thuẫn to lớn
Mặc dù chúng ta nên hiểu một đạo lý: Mâu thuẫn thì tìm cách giải quyết, xong rồi đôi bên vẫn là bạn.
Tuy nhiên, một khi nút thắt được hình thành, mặc dù có thể duy trì mối quan hệ, nhưng đa phần đó chỉ là bề ngoài mà thôi, giữa đôi bên vẫn có thành kiến nhất định về nhau. Đó cũng chính là lý do người ta thường nói: “Chia tay xin đừng làm bạn”.
Vì vậy, hãy cân nhắc khi mời những người từng có khúc mắc với mình hoặc tham gia vào bữa tiệc có mặt họ. Bởi lẽ khi cả hai cùng xuất hiện, bầu không khí sẽ trở nên khó xử, khiến người khác cũng bị ảnh hưởng theo.
4. Chỉ đòi hỏi mà không biết công nhận và cho đi
Hẳn rằng bạn cũng từng gặp phải kiểu người đi ăn chung với nhau hoặc được mời đến nhà làm khách, họ ăn uống rất nhiều và thoải mái nhưng không hề cho đi một lời khen ngợi hay công nhận. Thay vào đó, họ thích bới móc khuyết điểm, thể hiện thứ mà họ không vừa lòng.
“Lần sau hãy mời nhà hàng khác có món ngon và cao cấp hơn nhé”, “Bạn nấu món này hơi tệ, tôi nấu ngon hơn nhiều”...
Những lời nói kiểu này tuy đơn giản nhưng có thể gây rất nhiều tổn thương cho đối phương, là biểu hiện của sự không tinh tế, bất lịch sự.
Mời khách và ngồi chung bàn ăn cũng là một nghệ thuật sống và đôi mắt nhìn người. Qua những chi tiết nhỏ, bạn có thể nhìn thấu tâm can đối phương, từ đó sàng lọc mối quan hệ, chọn bạn mà chơi.
Những điều nên nói trên bàn ăn
Nếu là bữa ăn cùng gia đình thì mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn vì bởi nếu có trót nói sai điều gì, mọi người sẽ sẵn sàng bỏ qua. Còn trong trường hợp đi ăn cùng bạn bè, đối tác thì đôi khi chỉ cần lỡ vài lời là ta đã mất đi mối quan hệ. Những chủ đề bàn ăn nào cũng chấp nhận được:
1. Món ăn đang dùng
Bàn luận về đồ ăn đang được bày biện trên bàn luôn là chủ đề đơn giản mà lại gần gũi nhất. Nếu tự mình tổ chức một bữa tiệc thì hẳn chủ nhà sẽ thích thú lắm khi được khen nấu ăn ngon và hỏi về bí quyết. Khi ấy, một câu chuyện dài sẽ tiếp nối và mọi người sẽ hoàn toàn thoải mái.
2. Chuyện trang phục
Tương tự, nếu tới làm khách thì hãy tìm điểm nào đó về thời trang của gia chủ để khen họ. Đó có thể là trang phục hoặc kiểu tóc hay mùi nước hoa thơm thơm trên người họ. Đây đương nhiên là chủ đề cực kỳ thu hút các chị em cho nên rất có thể qua cuộc trò chuyện này, bạn sẽ học thêm được khối thứ đấy.
3. Âm nhạc, không gian xung quanh
Hầu hết mọi người đều thích nghe nhạc cho dù gu của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không quá ngặt nghèo đến độ có thể gây tranh cãi, cho nên âm nhạc vẫn được coi là một chủ đề an toàn trên bàn ăn. Mọi người hoàn toàn có thể chia sẻ suy nghĩ về một nghệ sĩ nào đó hay bài hát mới nổi rồi những người khác sẽ hùa theo nhanh chóng cho mà xem.
Những chủ đề tránh nói trên bàn ăn1. Tin đồn về một trong số những người có mặt trong bữa ăn
Tin tức này thật sự tiêu cực và có thể làm hỏng tâm trạng của người được nhắc tới. Hãy đặt bản thân mình vào vị trí người đó trước khi nói để thấy họ sẽ xấu hổ thế nào trước mặt mọi người rồi sau đó quyết định xem có nên nói ra tin đồn hay không. Mọi lời nói thất thiệt đều không bao giờ được chào đón nơi bàn ăn.
2.Khoe khoang và bớt khen “con tôi”
Nếu có điều gì khiến bạn tự hào, hãy nhắc đến nó một cách bình thường chứ đừng dùng giọng điệu khoe khoang, đặc biệt là những thứ liên quan tới vật chất hay sự tài giỏi của con cái bạn. Những bà mẹ, ông bố khác cũng có mặt ở đó và họ cũng có con cho nên họ hoàn toàn không muốn cảm thấy con mình quá thấp kém so với con bạn. Hãy chọn cách thể hiện sao cho thật khiêm nhường và thể hiện mong muốn học hỏi.
3. Những thứ không sạch sẽ
Các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là nếu chúng có liên quan tới chất thải của cơ thể hoặc những thứ dễ dàng liên tưởng tới hình ảnh không sạch sẽ, sẽ luôn có khả năng "sát thương" và làm giảm độ ngon miệng của người khác. Trừ khi những người tham gia ăn uống cùng bạn là bác sĩ, y tá hoặc đó là vấn đề cực kỳ cấp thiết cùng khiến tất cả mọi người quan tâm. Còn nếu không hãy tránh tuyệt đối chủ đề này ra nhé.
4. Tuổi của mọi người
Phụ nữ và người già không thích nói về tuổi tác cho nên đừng bao giờ lấy đây làm chủ đề trên bàn ăn. Họ không bao giờ muốn công nhận mình là người có tuổi cũng như nói chuyện về những vấn đề liên quan như sức khỏe, tiền bạc hay sự lão hoá kiểu như “dạo này chị nhiều nếp nhăn thế”, “dạo này mắt lại thâm rồi”, hay “chị có vẻ già đi nhỉ” thì thật sự là vô cùng kém duyên.
5. Chuyện quốc gia đại sự
Nhiều người luôn tỏ ra mình là một người thông minh, có kiến thức uyên thâm khó ai sánh bằng trong việc bàn luận vấn đề lớn lao nào đó của một quốc gia. Như chuyện kinh tế, tiền tệ, các nhà lãnh đạo,... Nhưng bạn hãy nhớ rằng, trên bàn ăn là thời gian nghỉ ngơi đầu óc, sẽ chẳng ai muốn căng não để ngồi lắng nghe những vấn đề hết sức căng thẳng mà bạn khơi ra.
6. Giá những món ăn trên bàn
Đây là vấn đề các mẹ rất hay mắc phải. Họ thường tò mò về cái món tôm càng đó bao nhiêu 1 cân, đĩa trái cây ấy bao nhiêu 1 kg,... vân vân và mây mây. Đôi khi chỉ vì thói quen thích hỏi giá, nhưng trong một bàn tiệc, nhất là khi bạn đang được thiết đãi thì hạn chế tối đa những câu hỏi kiểu ấy trước mặt quá nhiều người. Nếu muốn bạn có thể tìm cơ hội hỏi riêng chủ nhà như kiểu chị em hướng dẫn nhau chỗ mua tốt hơn chứ không phải là dò giá rồi nhận xét về nhau.